Xuất huyết võng mạc: Điều trị sớm tránh nguy hiểm cho mắt
Võng mạc là lớp mô thần kinh nằm sâu trong mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng gửi tín hiệu tới não qua dây thần kinh mắt. Nếu mạch máu mắt bị tổn thương, máu có thể bị thoát ra khỏi võng mạc. Xuất huyết võng mạc ảnh hưởng đến thị lực tùy thuộc vào từng mức độ, vì vậy bạn không nên chủ quan khi nhận thấy có những dấu hiệu bệnh.
Xuất huyết võng mạc là bệnh gì?
Xuất huyết võng mạc là một trong nhiều biến chứng của bệnh mạch máu võng mạc, tình trạng này xuất hiện khi máu không nằm trong mạch máu mà thoát ra ngoài gây nên việc việc mắt nhìn mờ đột ngột, đau rát và đỏ mắt.
Xuất huyết võng mạc cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về võng mạc khác. Điều này chứng tỏ chứng tỏ chức năng thị giác sẽ bị suy giảm nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Xuất huyết võng mạc có nguyên nhân do đâu?
Bệnh xuất huyết võng mạc có thể do từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do biến chứng từ bệnh lý về mắt hoặc người bệnh gặp những tổn thương về mạch máu ở mắt, một số nguyên nhân cụ thể như sau:
- Người bệnh gặp chấn thương vùng đầu ảnh hưởng đến mắt hoặc do mắt bị tác động lực mạnh lặp lại nhiều lần, điển hình là hội chứng rung lắc ở trẻ em.
- Bệnh nhân mắc các bệnh nền: tiểu đường, tăng huyết áp, thiếu máu,…
- Do biến chứng của bệnh viêm mạch máu võng mạc, phình mạch máu võng mạc
- Mắt bị thay đổi áp suất đột ngột khi lặn sâu dưới biển hoặc leo núi cao
- Người bệnh bị cận thị nặng
- Người cao tuổi bị thoái hóa điểm vào do quá trình lão hóa
Người bệnh và gia đình cần xác định nguyên nhân gây nên bệnh xuất huyết võng mạc mới có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xuất huyết võng mạc có những dấu hiệu nhận biết nào?
Xuất huyết võng mạc là bệnh lý về mắt khá phức tạp. Nếu nhận thấy mắt bị mờ, ruồi bay, mắt bị sưng đỏ… gia đình cần đưa người bệnh đến bệnh viện, cơ sở chuyên khoa về mắt để thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh nặng như nào, mắt người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn, hồi phục một phần, không hồi phục hoặc hồi phục nhưng bị tái phát.
Điều trị xuất huyết võng mạc
Triệu chứng của bệnh thường được nhận thấy rõ khi thăm khám lâm sàng, tuy nhiên có một vài trường hợp khó chẩn đoán, cần kết hợp phương pháp khác như: xét nghiệm máu, siêu âm mắt, chụp mạch huỳnh quang… Chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh chính xác là vô cùng quan trọng bởi nhận diện được tình trạng nguyên nhân các bác sĩ sẽ có hướng điều trị an toàn, hiệu quả với người bệnh.
Đa số xuất huyết võng mạc thường ở mức độ nhẹ, tình trạng này sẽ tự khỏi sau một vài ngày khi các mô mắt hấp thu máu chảy. Tuy nhiên, nếu xuất huyết võng mạc là biến chứng đi kèm các bệnh lý khác thì tình trạng này sẽ không tự khỏi mà sẽ tái phát nhiều lần gây tổn thương nặng khó phục hồi. Vì vậy gia đình và người bệnh không nên chủ quan nếu xuất huyết võng mạc kéo dài và tái lại nhiều lần.
Trường hợp xuất huyết võng mạc ở mức độ nặng sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị sau:
- Sử dụng thuốc Steroid cho trường hợp xuất huyết võng mạc có thoái hóa điểm vàng
- Phương pháp Laser điều trị xuất huyết võng mạc
- Sử dụng thuốc tiêm nội nhãn
- Phương pháp vi phẫu thuật mạch máu
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị theo phương pháp nào hoặc người bệnh có thể điều trị kết hợp tất cả các phương pháp.
>>> Đọc thêm: Người mổ mắt nên kiêng ăn gì?
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh xuất huyết võng mạc
Xuất huyết võng mạc là tình trạng không quá nguy hiểm, không đe dọa trực tiếp đến thị lực song chủ động phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh được các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo:
Kiểm soát đường huyết và huyết áp thường xuyên
Người mắc các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường có nguy cơ bị xuất huyết võng mạc cao hơn người khác. Nhóm người này cần phải kiểm soát thường xuyên hai chỉ số sức khỏe này. Bên cạnh việc kiểm soát chỉ số, người bệnh nên tập thể dục đều đặn, điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt khoa học, giảm căng thẳng áp lực khi làm việc.
Theo dõi đều đặn tình trạng xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, đặc biệt với trẻ sinh non sức đề kháng còn thấp, mắt dễ bị tổn thương bởi các tác nhân độc hại. Vì thế gia đình cần lưu ý, theo dõi các triệu chứng của trẻ để đưa đi khám, kiểm tra tổng thể tránh biến chứng, hậu quả về sau.
Điều trị bệnh lý về mắt theo chỉ định của bác sĩ
Người gặp bệnh lý về mắt nếu gặp biến chứng xuất huyết võng mạc đi kèm thì thị lực có nguy cơ bị suy giảm nặng hoặc mất thị lực hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh nên đi khám sớm và điều trị để đạt được kết quả tốt. Theo đó, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để có được kết quả điều trị tốt nhất, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà.
Hạn chế tiếp xúc thời gian dài với thiết bị điện tử
Thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử nhất là trong điều kiện thiếu sáng là nguyên nhân chính làm suy giảm thị lực và tổn thương mắt. Vì vậy, nhóm đối tượng thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử như sinh viên, nhân viên văn phòng cần có biện pháp bảo vệ sức khỏe đôi mắt: nhỏ mắt để mắt thư giãn, làm việc trong môi trường đủ sáng, giảm căng thẳng khi học và làm việc, có những quãng nghỉ ngắn sau thời gian dài làm việc…
>>>Tham khảo thêm: Mẹo giúp mắt đỡ mỏi khi dùng máy tính
Phục Nhãn Quang vừa cung cấp toàn bộ thông tin đến bạn đọc về bệnh xuất huyết võng mạc, hi vọng bài viết giúp bạn hiểu về bệnh lý, tìm được nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh xuất huyết võng mạc, hãy liên hệ với dược sĩ chúng tôi qua hotline 0964 916 428 để được hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng về bệnh bạn nhé!