Thoái hóa võng mạc là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Thoái hóa võng mạc là bệnh lý nguy hiểm ở mắt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thị lực. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng nguyên tắc, bệnh nhân sẽ bị những biến chứng khó lường, thậm chí mù hoàn toàn. Cùng Phục Nhãn Quang tìm hiểu tất tần tật thông tin bệnh thoái hóa võng mạc mắt và cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tìm hiểu bệnh thoái hóa võng mạc là gì?

Thoái hóa võng mạc là tình trạng suy thoái và lão hóa phần tế bào võng mạc do nhiều nguyên nhân. Một số yếu tố bệnh lý trong cơ thể, những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đều khiến quá trình thoái hóa võng mạc mắt diễn ra sớm và nhanh hơn.

thoái hóa võng mạc là gì

Thoái hóa võng mạc mắt thường xảy ra ở những người cao tuổi hoặc những người bị cận thị, người có bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp. Bệnh tiến triển và hủy hoại thị lực trong âm thầm, thoái hóa võng mạc khó phát hiện nên khi phát hiện bệnh ở mức độ nguy hiểm bệnh nhân có nguy cơ mắc nhiều biến chứng về sau.

Bệnh có thể xảy ra ở hai thể khô và ướt. Khi ở thể khô, thoái hóa võng mạc do lớp tế bào nhạy ánh sáng tại hoàng điểm bị phá vỡ dần, thị lực trung tâm bị suy giảm. Ở thể ướt, các mạch máu bất thường sau võng mạc phát triển bị phá vỡ, rỉ máu tại hoàng điểm. Cả hai thể đều để lại những hậu quả khôn lường cho thị lực và sức khỏe người bệnh.

Thị lực suy giảm nhìn mờ, khó nhìn trong môi trường ánh sáng yếu hoặc buổi tối là tình trạng người mắc thoái võng mạc thường gặp nhất. Một số biến chứng đi kèm là xuất huyết thủy tinh thể, trước mắt thấy chấm đen,… Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên, gia đình cần đưa người bệnh đi khám mắt sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe thị lực.

>>>Xem thêm: Thoái hóa võng mạc cận thị là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa võng mạc

thoái hóa võng mạc

Võng mạc được nuôi dưỡng nhờ các nhánh nhỏ mạch máu từ động mạch võng mạc tới trung tâm mắt. Khi các nhánh mạch máu gặp các tác nhân gây hại, việc cung cấp máu từ động mạch võng mạc tới trung tâm của mắt bị ảnh hưởng, đây được coi là nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa võng mạc. Bệnh được chia thành hai nhóm chính sau:

Thoái hóa võng mạc không tăng sinh

Lưu lượng máu nuôi tế bào võng mạc không đều, bất thường do những tổn thương trực tiếp hoặc đây là kết quả của quá trình tái tạo mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Ba cơ chế tổn thương chính gây bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh là: mạch máu bị phá hủy, võng mạc bị tổn thương trực tiếp hoặc mạch máu bị tắc nghẽn. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh gồm:

  • Huyết áp cao
  • Xơ vữa động mạch
  • Trẻ em sinh non
  • Phóng xạ
  • Người mắc bệnh hồng cầu hình liềm

Thoái hóa võng mạc tăng sinh

Người mắc bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh thuộc trường hợp liên quan đến sự phát triển bất thường của mạch máu. Hầu hết, sự tăng sinh mạch máu là quá trình hình thành và phát triển tự nhiên của mô. Khi sự tăng sinh mạch máu cao bất thường, mạch máu phát triển quá mức được gọi là tân mạch, chúng thường mỏng manh, yếu và dẫn truyền máu không hiệu quả tới các mô võng mạc. Điều đó khiến cho bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh có nguy cơ tiến triển xấu đi bởi khả năng xuất huyết mạch cao hơn thường, người bệnh sẽ bị mất thị lực và mù lòa.

Những nguyên nhân được đề cập trong bệnh thoái hóa võng mạc không tăng sinh cũng có thể gây ra bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh trong giai đoạn sau. Tiểu đường, đái tháo đường gây nên bệnh lý võng mạc đái tháo đường, đây là nguyên nhân chủ yếu nhất của bệnh thoái hóa võng mạc tăng sinh trên thế giới.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây nên bệnh thoái hóa võng mạc được bàn đến như: đột biến gen, vùng đầu gặp chấn thương, mắt bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ,…

Thoái hóa võng mạc có những dấu hiệu nhận biết nào?

thoái hóa võng mạc

Có nhiều trường hợp người mắc bệnh nhưng không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng nào của thoái hóa võng mạc nên thường khám rất muộn, kết quả điều trị không được cao. Vì thế, người bệnh cần lưu ý những dấu hiệu sau của bệnh thoái hóa võng mạc để nhận biết sớm và điều trị kịp thời:

  • Thị lực giảm, mắt nhìn mờ không rõ xung quanh
  • Thủy tinh thể bị xuất huyết
  • Có điểm mù trước mắt
  • Mắt không bị đau

Vào giai đoạn muộn bệnh mới biểu hiện những triệu chứng rõ ràng nên thường khó điều trị. Vì vậy khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên đi thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa võng mạc

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành khám và chẩn đoán tình trạng của bệnh, một số phương pháp được áp dụng để chẩn đoán là:

  • Đo thị lực bằng máy đo khúc xạ tự động
  • Soi đáy mắt: đây là phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh thoái hóa võng mạc, bác sĩ sẽ tiến hành nhỏ thuốc cho giãn đồng tử rồi tiến hành kiểm tra lớp tế bào võng mạc

Có những phương pháp nào để điều trị thoái hóa võng mạc?

soi đáy mắt

Điều trị thoái hóa võng mạc phải bắt đầu từ tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệu chứng của bệnh. Một số phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc phổ biến hiện nay:

  • Phương pháp Laser (quang đông): đây là phương pháp điều trị của nhiều biến thể thoái hóa võng mạc. Bởi Laser là liệu pháp khá an toàn và cải thiện tối đa các triệu chứng thị giác của thoái hóa võng mạc do bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh võng mạc do tiểu đường.
  • Sử dụng thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu: đây là phương pháp mới được bác sĩ chỉ định theo đơn nhằm kiểm soát tăng trưởng mạch máu hoặc sự tăng sinh mạch.
  • Điều trị thoái hóa võng mạc bằng tế bào gốc đa năng: liệu pháp được áp dụng nhằm thay thế tế bào võng mạc đã chết không còn khả năng phục hồi.

>>> Đọc thêm: Người mổ mắt nên kiêng ăn gì?

Nếu người bệnh không được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách và chăm sóc khoa học, thoái hóa võng mạc có thể để lại những hậu quả khôn lường. Vì vậy, cần cảnh giác với bất kỳ những thay đổi, nhạy cảm nào của mắt. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn hãy đến các cơ sở y tế nhãn khoa để thăm khám điều trị hiệu quả an toàn.

>>>Tham khảo: Viên uống bổ mắt hỗ trợ thoái hóa điểm vàng

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác