Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Nhận biết và điều trị hiệu quả

Nhắc đến bệnh đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ rằng bệnh này hay gặp ở người già. Tuy nhiên, trẻ nhỏ vừa mới sinh ra vẫn có thể mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì thị lực trẻ sẽ bị suy giảm, thậm chí bị mù hoàn toàn. Trong bài viết này, Phục Nhãn Quang cung cấp đến bạn đọc những thông tin quan trọng về bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, từ đó có hướng can thiệp, điều trị bệnh kịp thời. 

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp ở mắt xuất hiện trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Thủy tinh thể thay vì trong suốt như bình thường thì lại bị mờ đục, cản trở ánh sáng tới mắt.

đục thủy tinh thể bẩm sinh

Khi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, trẻ nhỏ không thể nhìn rõ bằng mắt như những đứa trẻ khác. Việc này khiến cho mắt và não trẻ phối hợp với nhau khó khăn, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thị giác và chuyển động của mắt khi nhìn kém chính xác hơn.

>>> Đọc thêm: Bị đục thủy tinh thể nên ăn gì? 

Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể bẩm sinh

Bố mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu để có can thiệp y tế điều trị hiệu quả. Khi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, trẻ có các triệu chứng sau:

đục thủy tinh thể bẩm sinh

  • Mắt trẻ mờ quạng: nếu trẻ lớn hơn bạn có thể đo mắt để xác định độ mờ của thị lực. Thị lực thấp sẽ tỷ lệ thuận với mức độ đục của thủy tinh thể;
  • Trẻ bị lóa mắt, khó chịu khi nhìn;
  • Mắt có xu hướng cận thị hóa, khả năng nhìn gần tốt hơn;
  • Trẻ bị nhược thị và lác mắt.

Khi nhận thấy bé có các dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa đi khám mắt để xét nghiệm tìm nguyên nhân, chẩn đoán. Các xét nghiệm đánh giá gồm có đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc… 

Trong đó siêu âm mắt là bước quan trọng để chẩn đoán và tiên lượng mức độ của bệnh.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Vì thể hầu hết các chuyên gia không xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh, một số yếu tố nguyên nhân nghi ngờ gây ra bệnh như sau:

  • Gen di truyền: khả năng trẻ em sinh ra bị đục thủy tinh thể bẩm sinh là rất cao nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh;
  • Trong quá trình mang thai, người mẹ bị mắc một số bệnh nhiễm trùng: giang mai, HIV, bệnh rubella – sởi, thủy đậu…
  • Trẻ mắc dị tật bẩm sinh: sự đột biến của nhiễm sắc thể gây nên một số hội chứng Down, hội chứng chondrodysplasia…
  • Người mẹ bị tổn thương trong quá trình mang thai: mắt của trẻ có thể bị tổn thương trong những trường hợp mẹ bị chấn thương về thể chất, ngã xe, tai nạn,…
  • Trẻ sinh non trong thời gian trước tuần thứ 37 dễ gặp các vấn đề sức khỏe hơn với những đứa trẻ bình thường khác;
  • Trong thời gian mang thai người mẹ bị hạ đường huyết do mắc bệnh đái tháo đường. Việc không kiểm soát tốt đường huyết dẫn đến nguy cơ đường huyết cao hoặc hạ thấp, điều này làm ảnh hưởng đến sự hoàn thiện các cơ quan bộ phận của thai nhi về mạch máu, mắt, dây thần kinh, não bộ.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, đa số các trường hợp ở mức nhẹ không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bé. Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tiến triển xấu đi là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng có lợi cho mắt, các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, DHA, Omega-3 có trong rau xanh, củ quả và cá nên có trong thực đơn hàng ngày của bé. Các dưỡng chất này giúp cải thiện thị lực cho bé, ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho mắt.

thực phẩm tốt cho mắt trẻ

Tuy nhiên, nếu thủy tinh thể bị đục mờ ở mức độ nặng, bé có thể bị mất thị lực và gây nguy cơ mù hoàn toàn. Vì thế, phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh

Phẫu thuật là phương pháp an toàn, hiệu quả nhất trong điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh. Tuy nhiên, mắt của trẻ nhỏ có cấu tạo khác xa với mắt của người lớn. Vì thế khi phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh, trẻ nhỏ cần được gây mê toàn thân. Việc gây mê có thể dẫn đến các bất thường về tim và các bộ phận khác.

Vì thủy tinh thể của trẻ nhỏ không có nhân cứng bên trong nên phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ hoàn thủy tinh thể bị đục bằng cách hút. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch vết mổ nhỏ chỉ 3mm ở phần dẹt trong lớp mạch mạc của mắt bằng dụng cụ cắt dịch kính. Sau khi loại bỏ thủy tinh thể bị đục, bác sĩ sẽ đặt vào mắt một thấu kính nội nhãn có chất liệu Acrylic mềm.

>>> Xem thêm: Đục thủy tinh thể có nên mổ không?

Chăm sóc trẻ sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh, bố mẹ cần ưu tiên quan tâm độ khúc xạ của trẻ qua việc hiệu chỉnh tình trạng không còn thuỷ tinh thể. Việc kiểm tra độ khúc xạ cần được thực hiện thường xuyên, đều đặn, ít nhất 3 tháng/lần cho đến khi trẻ trưởng thành khi các cơ quan ở mắt đã hoàn thiện.

chăm sóc sau phẫu thuật

Đa số trẻ mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh đều bị nhược thị, giảm sức nhìn. Việc loại bỏ thủy tinh thể bị đục và hiệu chỉnh tình trạng không còn thủy tinh thể giúp khôi phục độ sáng rõ khi nhìn ảnh. Tuy nhiên, bố mẹ cần luyện tập cho bé về não bộ để não có thể học cách nhìn và tư duy qua quan sát xung quanh. Nếu trẻ nhỏ không có sự khôi phục thị lực tốt, trẻ có thể gặp phải những biến chứng sau này như lác mắt, rung nhãn cầu, nhược thị.

Như vậy, bài viết vừa cung cấp toàn bộ thông tin về bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em. Hi vọng bài viết giải đáp thắc mắc của bạn liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hiệu quả!

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác