Giải đáp: Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?
Hiện nay, số người mắc các bệnh lý liên quan đến mắt ngày càng nhiều, đặc biệt là bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên bệnh này có nhiều triệu chứng giống với cận thị, vì vậy nếu không được chẩn đoán chính xác nhiều người lầm tưởng tăng nhãn áp là cận thị. Cùng Phục Nhãn Quang đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Tăng nhãn áp có phải là cận thị?” trong bài viết dưới đây nhé!
Phân biệt bệnh tăng nhãn áp và cận thị
Tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý về mắt riêng biệt nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng 2 bệnh này với nhau. Bệnh tăng nhãn áp không phải là cận thị nhưng rất dễ nhầm lẫn khiến nhiều người không để ý dẫn đến chậm trễ điều trị và gây ảnh hưởng xấu cho mắt.
Tăng nhãn áp | Cận thị | |
Dấu hiệu | Áp suất thủy dịch trong nhãn cầu tạo áp lực làm các dây thần kinh của mắt bị tổn thương, gây suy giảm thị giác. | Nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong làm tăng lực khúc xạ của mắt, dẫn đến suy giảm thị lực khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn các vật ở xa. |
Nguyên nhân |
|
|
Mức độ nguy hiểm | Tăng nhãn áp làm tổn thương thần kinh thị giác và không thể chữa khỏi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị mù lòa. | Cận thị có thể kiểm soát bằng cách đeo kính và có chế độ chăm sóc mắt phù hợp. Tuy nhiên, trường hợp cận thị nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho mắt. |
Điều trị |
|
|
Tăng nhãn áp có phải cận thị không?
Tăng nhãn áp và cận thị là 2 tình trạng hoàn toàn khác nhau, từ mức độ nguy hiểm và cách điều trị cũng khác nhau. Sở dĩ tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh khác nhau nhưng nhiều người dễ bị nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau là do các triệu chứng và biểu hiện của tăng nhãn áp không rõ ràng, có một số triệu chứng gần giống với cận thị.
Những dấu hiệu gần giống giữa tăng nhãn áp và cận thị đó là:
- Đau mắt và nhức đầu nhẹ
- Mắt nhìn mờ (triệu chứng phổ biến của cận thị)
- Khó chịu ở mắt, có cảm giác tức mắt nhẹ
Những trường hợp mắc bệnh tăng nhãn áp nặng sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn như có cảm giác buồn nôn, đỏ mắt, bị xáo trộn thị giác, nhìn thấy quầng sáng quanh đen. Ở những người bị cận thị nặng, các dấu hiệu cũng tương đồng với tăng nhãn áp. Nếu không chú ý để bệnh tiến triển nặng hơn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến thị lực.
Tóm lại, tăng nhãn áp không phải là cận thị, đây là 2 tình trạng bệnh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, nếu không chắc chắn mình bị tăng nhãn áp hay cận thị thì bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Hay như khi thấy xuất hiện bất thường ở mắt cũng nên đi khám ngay.
Mối liên hệ giữa bệnh tăng nhãn áp và cận thị
Mặc dù 2 bệnh lý này hoàn toàn khác nhau nhưng chúng vẫn có mối liên hệ với nhau. Nếu người bị cận thị có độ cận trên 6 diop có thể có nguy cơ dẫn tới bệnh tăng nhãn áp. Nguyên là do khi bị cận thị nặng, phần trục nhãn cầu dài ra làm căng giãn phần võng mạc khiến áp lực nội nhãn trong mắt tăng, làm cho các dây thần kinh thị giác dễ bị tổn thương.
Bên cạnh đó, các lớp của sợi dây thần kinh võng mạc cũng như độ dày của điểm vàng cũng thay đổi khi độ cận thị tăng cao. Điều này tạo điều kiện cho tình trạng tăng nhãn áp phát triển và diễn biến nặng hơn.
>>> Tham khảo thêm: Bật mí 8 cách tăng cường thị lực cho người bị cận thị
Cách nhận biết tình trạng tăng nhãn áp và cận thị
Các triệu chứng và dấu hiệu của tăng nhãn áp và cận thị ở giai đoạn đầu khá giống nhau và khó xác định chính xác cụ thể là bệnh gì. Với bệnh tăng nhãn áp nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây mất thị lực vĩnh viễn. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ hay không chắc chắn bị tăng nhãn áp hay cận thị, bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa mắt uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất.
Tại đây, bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định kiểm tra chi tiết để chẩn đoán tình trạng bệnh:
- Đo thị lực và thử kính
- Đo nhãn áp
- Soi góc tiền phòng
- Chụp OCT để đánh giá tình trạng thương tổn thần kinh thị giác
Nếu trong nhà bạn có người bị cận thị hoặc tăng nhãn áp cần khám mắt định kỳ 6 tháng/lần vì 2 bệnh này đều có thể di truyền và gây biến chứng mù mắt.
Cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp và cận thị
Nếu nguyên nhân gây bệnh không phải do di truyền hay bẩm sinh thì vẫn có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc 2 bệnh này khi bạn có chế độ chăm sóc mắt phù hợp.
Dưới đây là những cách chăm sóc mắt giúp phòng ngừa tăng nhãn áp và cận thị bạn có thể áp dụng để bảo vệ sức khỏe cho mắt:
Kiểm tra mắt định kỳ
Kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện các bệnh lý về mắt, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh trở nặng gây khó khăn trong điều trị. Vì vậy, định kỳ 3 – 6 tháng/lần bạn nên đi khám mắt tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt uy tín.
>>> Tham khảo thêm: TOP 15 viên uống bổ mắt cho người cận thị tốt nhất
Đeo kính râm khi ra ngoài
Các chấn thương mắt là một trong những nguyên nhân của bệnh tăng nhãn áp nên việc bảo vệ mắt bằng cách đeo kính khi ra ngoài là rất quan trọng, giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt làm tăng nguy cơ tổn thương mắt.
Xây dựng thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc hợp lý
Duy trì những thói quen sinh hoạt và làm việc khoa học không chỉ hỗ trợ phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ở mắt khác.
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya để mắt có thời gian nghỉ ngơi.
- Nếu đặc thù công việc yêu cầu làm việc nhiều với máy tính cần để cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế để mắt làm việc liên tục gây căng thẳng mắt. Cứ sau 30 – 45 phút làm việc liên tục bạn nên cho mắt nghỉ ngơi khoảng 10 phút.
- Tạo thói quen tốt cho mắt khi học tập và làm việc. Đảm bảo khoảng cách an toàn từ mắt đến sách vở là 30cm, từ mắt đến màn hình máy tính là 50cm.
- Rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.
Bổ sung thực phẩm giàu các dưỡng chất tốt cho mắt
Không tác động trực tiếp đến nhãn áp, tuy nhiên việc bổ sung giàu dưỡng chất tốt cho mắt đúng cách giúp cung cấp các dưỡng chất có lợi cho mắt, giúp mắt khỏe hơn và hạn chế những tổn thương dây thần kinh thị giác. Các dưỡng chất tốt cho mắt bạn nên bổ sung đó là: vitamin C, vitamin A, vitamin B1, lutein, zeaxanthin, omega-3,…
Những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày đó là:
- Rau và hoa quả: cải xoăn, súp lơ xanh, rau cần tây, đậu xanh, bí ngô, ớt chuông, ngô, dâu tây, cà chua, kiwi,…
- Các loại cá biển: cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
- Các loại đậu: đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt điều, hạt lanh, hạt vừng…
>>> Đọc thêm: Tăng nhãn áp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?” Hi vọng những chia sẻ trên đây của Phục Nhãn Quang đã giúp bạn hiểu hơn về 2 tình trạng bệnh này và có cách phòng ngừa để đôi mắt luôn sáng khỏe.