Loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt khá phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Vậy loạn thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị như thế nào? Chi tiết về tật khúc xạ loạn thị sẽ được Phục Nhãn Quang giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là hiện tượng giác mạc có hình dạng bất thường làm cho hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc khiến hình ảnh mắt quan sát được trở nên méo mó và mờ nhòe.
Sự bất thường của giác mạc có thể là do bề mặt giác mạc bị nhấp nhô, gồ ghề hoặc do độ cong của trục giác mạc bị khác nhau.
Loạn thị có thể xảy ra ở một mắt, cũng có thể ở hai mắt và mức độ loạn cũng khác nhau. Loạn thị thường đi kèm với các tật khúc xạ khác như cận thị hay viễn thị. Tật loạn thị không thể tự hồi phục và mức độ nặng nhẹ của tật có thể thay đổi theo thời gian.
Phân loại mức độ loạn thị
Có hai loại loạn thị phổ biến đó là:
- Loạn thị giác mạc: giác mạc có hình dạng không đều.
- Loạn thị thấu kính: thủy tinh thể có hình dạng không đều.
Một số trường hợp bị đồng thời cả loạn thị giác mạc và loạn thị thấu kính.
Mức độ loạn thị được biểu thị bằng diopters. Đây là đơn vị đo công suất quang học của thấu kính. Số diopters càng cao nghĩa là tầm nhìn và thị lực càng kém,
Mức độ loạn thị được phân loại như sau:
- Loạn thị nhẹ: dưới 1.00 diop
- Loạn thị vừa: 1.00 – 2.00 diop
- Loạn thị nặng: 2.00 – 3.00 diop
- Loạn thị rất nặng: hơn 3.00 diop
Nguyên nhân gây loạn thị
Nguyên nhân chính gây loạn thị là do sự biến dạng của giác mạc. Ở người mắt thường, giác mạc có hình dạng uốn cong như quả bóng tròn sẽ giúp tia sáng tụ lại 1 điểm trên võng mạc. Trong khi đó giác mạc của người bị loạn thị thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, làm cho tia sáng đi vào mắt tụ lại tại nhiều điểm trên võng mạc.
Bên cạnh nguyên nhân do sự biến dạng của giác mạc còn có một số yếu tố khác có thể trở thành nguyên nhân gây loạn thị đó là:
- Do di truyền, nếu trong nhà bố hoặc mẹ bị loạn thị thì khả năng cao con sinh ra cũng bị mắc tật khúc xạ này.
- Sẹo để lại do chấn thương hoặc một số phẫu thuật mắt.
- Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hóa và biến dạng thành hình chóp.
- Người mắc các tật khúc xạ mắt nặng như cận thị nặng hoặc viễn thị nặng.
Triệu chứng của tật loạn thị
Triệu chứng của loạn thị sẽ khác nhau ở mỗi người bệnh. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị mắc tật cận thị đều có những triệu chứng sau:
- Hình ảnh nhìn thấy bị mờ, nhòe, méo mó bất kể vật thể nằm ở khoảng cách gần hay xa.
- Gặp khó khăn khi quan sát trong không gian tối.
- Thường xuyên cảm thấy mỏi mắt, khô mắt do mắt phải điều tiết liên tục.
- Đau đầu khi tập trung nhìn.
Các phương pháp chẩn đoán tật khúc xạ loạn thị
Thăm khám mắt tại các bệnh viện chuyên khoa mắt là cách chẩn đoán tật khúc xạ loạn thị chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người thăm khám thực hiện một số bài kiểm tra để chẩn đoán liệu mắt có mặc tật loạn thị hay không, nếu có thì nguyên nhân là gì và mức độ hiện tại như thế nào.
Một số bài kiểm tra giúp phát hiện tật loạn thị ở mắt đó là:
Kiểm tra thị lực
Người thăm khám được yêu cầu đọc các chữ cái trên bảng đo thị lực mắt từ một khoảng cách nhất định. Nếu thị lực đạt 20/20 tức là mắt vẫn bình thường. Thị lực không đạt 20/20 biểu thị mắt đang có thị lực không tốt, đây là biểu hiện của một số tật khúc xạ như loạn, cận, viễn thị.
Kiểm tra khúc xạ
Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người kiểm tra đọc biểu đồ thông qua thấu kính của máy khúc xạ quang chuyên dụng. Chỉ số khúc xạ ở kết quả kiểm tra cho biết người kiểm tra đang mắc tật khúc xạ gì của mắt. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp xác định liệu tật loạn thị mắc phải có liên quan đến các vấn đề khác của mắt như thoái hóa điểm vàng, tắc mạch máu võng mạc hay không.
Kiểm tra độ cong giác mạc
Người kiểm tra sẽ được chỉ định kiểm tra độ cong giác mạc bằng máy đo góc hiện đại để xác định liệu tật loạn thị có phải do bệnh giác mạc hình chóp gây ra không.
Kiểm tra tập trung ánh sáng
Bác sĩ sẽ cho chiếu ánh vào mắt người thăm khám để kiểm tra những thay đổi của tia sáng khi đi từ giác mạc đến võng mạc. Phương pháp này giúp xác định mức độ loạn thị hiện tại để đưa ra phương pháp điều trị và điều chỉnh mắt kính phù hợp.
Các phương pháp điều trị tật khúc xạ loạn thị
Trường hợp bị loạn thị nhẹ có thể không cần điều trị, chỉ cần giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế mắt tăng độ loạn thị. Với trường hợp loạn thị nặng cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tăng cường thị lực cho mắt, đồng thời tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị.
Các biện pháp điều trị loạn thị phổ biến hiện nay đó là:
Đeo kính thuốc
Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cải thiện thị lực cho mắt bị loạn thị. Trước khi sử dụng kính thuốc, người bị loạn thị cần đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám, xác định độ cận loạn thực tế và chỉ định mắt kính phù hợp.
Hiện nay có 2 loại kính thuốc phổ biến cho người bị loạn thị đó là kính gọng hoặc kính áp tròng.
Dùng kính Ortho – K
Đây là phương pháp điều chỉnh thị lực cho mắt loạn thị bằng cách sử dụng kính áp tròng cứng. Kính được thiết kế ôm sát vào giác mạc, thường đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình đeo kính Ortho-K vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
Phẫu thuật giác mạc
Phẫu thuật giác mạc thường được chỉ định cho trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả. Phương pháp này sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Phổ biến nhất có thể kể đến thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK) và thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
>>> Tham khảo thêm 8 cách tăng cường thị lực cho mắt của bạn luôn sáng
Cách chăm sóc mắt bị loạn thị
Ngoài việc sử dụng kính thuốc để điều trị loạn thị, người bệnh cần có các biện pháp chăm sóc mắt để ngăn ngừa sự tiến triển của loạn thị và hạn chế các biến chứng nguy hiểm như nhược thị. Dưới đây là một số lời khuyên chăm sóc mắt loạn thị Phục Nhãn Quang muốn chia sẻ tới bạn:
- Thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi sự tiến triển của loạn thị và điều chỉnh kính mắt phù hợp.
- Đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng trong môi trường làm việc, học tập, tránh nơi quá tối hoặc có nguồn sáng quá mạnh và chói..
- Nếu phải làm việc nhiều giờ trước máy tính nên dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi.
- Nếu đang có bệnh lý về mắt cần điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị.
- Cung cấp đầy đủ vitamin tăng cường thị lực cho mắt như vitamin A, E, C omega-3, lutein, zeaxanthin,…. Các nhóm dưỡng chất này có nhiều trong các loại cá và quả màu đỏ như gấc, cà rốt, cà chua,…
- Sử dụng viên uống sáng mắt cho người loạn thị để bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho mắt, giúp tăng cường sức đề kháng cho mắt loạn thị. Đồng thời bảo vệ mắt trước các tác nhân gây hại cho mắt như khói bụi, ánh sáng mặt trời,…
Phục Nhãn Quang là sản phẩm viên bổ mắt được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng cho người bị loạn thị. Trong viên uống Phục Nhãn Quang có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho mắt như DHA, Coenzym Q10, Beta caroten, vitamin E, dầu cá, dầu gấc,… có tác dụng hỗ trợ tăng cường thị lực cho mắt loạn thị. Hạn chế các triệu chứng khó chịu do tật khúc xạ loạn thị như tình trạng khô, mỏi mắt. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của loạn thị và hỗ trợ tăng khả năng bảo vệ võng mạc trước các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh như ô nhiễm, khói bụi, ánh sáng mặt trời,…
Phục Nhãn Quang đang có giá ưu đãi chỉ 390.000 đồng/hộp. Liên hệ đặt mua viên uống Phục Nhãn Quang ngay qua hotline 096 491 64 28
Trên đây là những giải đáp về tật khúc xạ loạn thị. Hi vọng những thông tin trên đây của Phục Nhãn Quang đã giúp bạn hiểu loạn thị là gì, từ đó có biện pháp chăm sóc mắt tốt nhất khi mắc tật khúc xạ này.