Các dấu hiệu của cận thị nhẹ cần nhận biết sớm

Nhận biết sớm các dấu hiệu mắt bị cận nhẹ là rất quan trọng, giúp kịp thời điều chỉnh thói quen xấu không tốt cho mắt. Qua đó tránh để lâu sẽ dẫn đến cận thị nặng, nghiêm trọng hơn là suy giảm thị lực. Vì vậy, trong bài viết này, Phục Nhãn Quang sẽ chỉ ra các dấu hiệu của cận thị nhẹ cũng như chia sẻ một số cách hạn chế tăng độ cận, giúp bạn bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe đôi mắt.

Các mức độ cận thị

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu của cận thị nhẹ, chúng ta cần phân biệt được các mức độ cận thị và cận nhẹ nằm trong khoảng độ cận nào.

Cận thị được chia làm 4 mức độ, bao gồm cận nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Các độ cận thị này phân biệt dựa trên độ cận, cụ thể như sau:

  • Cận thị nhẹ: từ 0.25 đến 3 Diop
  • Cận thị vừa: từ 3.25 đến 6 Diop
  • Cận thị nặng: từ 6.25 đến 10.0 Diop
  • Cận thị rất nặng: từ 10.25 Diop trở lên, đây là mức độ cận thị nặng nhất.

dấu hiệu của cận thị nhẹ

Dấu hiệu của cận nhẹ 

Những dấu hiệu cho biết mắt đang bị suy giảm thị lực hoặc cận đó là:

  • Mỏi, đau mắt khi đọc sách, dùng các thiết bị điện tử hoặc chơi thể thao, tập trung lái xe. 
  • Người bị cận thị nhẹ thường có xu hướng đưa các vật gần mắt để nhìn rõ hơn. Ví dụ, khi đọc sách, họ thường sẽ giữ sách gần mắt hơn bình thường.
  • Có xu hướng nhắm mắt hoặc nhíu mắt để giảm bớt ánh sáng hoặc tập trung vào đối tượng.
  • Cảm thấy mờ hoặc mờ mịt khi nhìn xa, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Chảy nước mắt nhiều hơn so với bình thường. mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng chói lóa như ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng đèn.
  • Tiếp xúc lâu với các thiết bị điện tử sẽ có cảm giác mắt mỏi mệt, mắt bị khô, căng mắt rất khó chịu. 

Người bị cận thị nhẹ có nên đeo kính cận không?

Trong trường hợp không điều trị giảm độ cận hoặc xóa cận thì bạn có thể dùng kính để cải thiện thị lực. Tuy nhiên, cần căn cứ vào độ cận thực tế để điều chỉnh thời gian đeo kính phù hợp.

  • Độ cận dưới -1 Diop: thị lực chưa bị tác động nhiều nên không cần thiết phải mang kính cận thường xuyên nhưng vẫn cần dùng kính khi lái xe, làm việc hay đọc sách.
  • Độ cận từ -1 đến -1,75 Diop: nên đeo kính khi đọc sách, lái xe hoặc khi dùng các thiết bị điện tử.
  • Độ cận từ -2 Diop đến -3 Diop: nên đeo kính thường xuyên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để hạn chế tình trạng mắt điều tiết quá nhiều dẫn tới quá tải khiến dễ tăng độ cận.

dấu hiệu của cận thị nhẹ

Các loại kính dành cho người cận thị nhẹ

Để cải thiện thị lực, người bị cận thị nhẹ có thể chọn một trong ba loại kính sau đây:

  • Kính gọng: Đây là loại kính phổ biến, dễ sử dụng cho người bị cận thị. Căn cứ vào độ cận thực tế để cắt mắt kính phù hợp, giúp cải thiện tối đa khả năng thị lực cho người cận thị.
  • Kính áp tròng mềm: Loại kính này gắn trực tiếp vào giác mạc với ưu điểm là không gây vướng víu, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ như kính gọng. Tuy nhiên, loại kính này đòi hỏi vệ sinh kỹ càng trong quá trình sử dụng để tránh viêm nhiễm, gây ra các bệnh lý về mắt.
  • Kính áp tròng cứng Ortho K: Loại kính này giúp điều chỉnh tạm thời độ cong của giác mạc, thường đeo vào ban đêm khoảng 6 – 8 giờ lúc đi ngủ, khi tỉnh dậy giác mạc bị chỉnh dạng và ép xuống thành 0 độ. Lúc này đôi mắt sẽ có thị lực như người bình thường mà không cần phải đeo kính gọng hay kính áp tròng.

Cách chăm sóc mắt bị cận thị nhẹ 

Nhìn chung bị cận thị nhẹ không gây tác động lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không có phương pháp chăm sóc mắt đúng cách sẽ dẫn đến cận thị nặng, nghiêm trọng hơn là suy giảm thị lực. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc mắt bị cận thị nhẹ bạn có thể áp dụng để bảo vệ đôi mắt tốt nhất:

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho mắt

Theo các chuyên gia nhãn khoa, việc bổ sung các vitamin và khoáng chất là cách giúp mắt cận thị nhẹ khỏe hơn và hạn chế tăng độ. 

Các loại dưỡng chất tốt cho mắt bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày đó là:

  • Các loại vitamin như A, C, E, vitamin nhóm B: có nhiều trong các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ (đu đủ, cà chua, cà rốt, rau ngót, rau dền) và các loại trái cây mọng nước (cam, quýt, bưởi)
  • Kẽm: có trong thịt bò, thị gà, sò,…
  • Axit béo Omega-3: cá hồi, dầu oliu và trong các loại hạt.
  • Lutein và zeaxanthin: bí đỏ, đậu xanh, rau bina, cải xoăn,…

thực phẩm tốt cho mắt

Sử dụng viên uống bổ mắt

Hiện nay chưa có loại thuốc nào giúp chữa tật cận thị nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc bổ mắt để hỗ trợ mắt khỏe mạnh hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ tăng độ cận. Đối với những trường hợp bị cận nhẹ nên sử dụng các viên uống bổ mắt có thành phần là vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, Omega-3, 6, Crom, kẽm, Zeaxanthin, Lutein,… giúp tăng cường thị lực và bảo vệ toàn diện cho sức khỏe đôi mắt.

Phục Nhãn Quang là sản phẩm viên uống bổ mắt được nhiều chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả trong việc tăng cường thị lực cho mắt cận thị. 

Phục Nhãn Quang đến từ thương hiệu nổi tiếng MediUSA, được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 13485-2003, đạt chuẩn chất lượng CE 0336 của Liên minh châu Âu.

phục nhãn quang

Trong mỗi viên uống Phục Nhãn Quang chứa hàm lượng lớn Lutein và Zeaxanthin giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các gốc tự do có hại và ngăn ngừa sự tiến triển thoái hóa điểm vàng. Các thành phần dưỡng chất khác như chiết xuất việt quất, vitamin, E, DHA, Coenzym Q10, dầu cá, dầu gấc, Beta caroten,… có tác dụng hỗ trợ tăng cường thị lực, hạn chế tình trạng mỏi mắt, khô mắt giúp đôi mắt luôn sáng, khỏe.

Liên hệ ngay tới hotline 096 491 64 28 để đặt mua và nhận tư vấn sử dụng Phục Nhãn Quang đúng cách.

Xem thêm: TOP 6 viên uống bổ mắt cho người cận thị tốt nhất

Thay đổi thói quen gây hại cho mắt

Để hạn chế mắt cận thị nhẹ tăng độ cận, bạn nên điều chỉnh các thói quen gây hại cho mắt. 

Một số thói quen tốt cho mắt bạn nên áp dụng đó là:

  • Đọc sách, học tập và làm việc ở những nơi có đầy đủ ánh sáng, sau 40 phút làm việc nên để mắt nghỉ ngơi 5 – 10 phút.
  • Trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng không nên dùng các thiết bị điện tử.
  • Đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa mắt với màn hình điện thoại, máy tính là 50cm.
  • Ngồi học và làm việc đúng tư thế, luôn đảm bảo khoảng cách giữa mắt và bàn học là 25 – 40cm.

Ngoài ra còn nhiều cách giúp tăng cường thị lực cho mắt cận thị, bạn có thể tham khảo thêm tại đây https://phucnhanquang.com/tang-cuong-thi-luc-cho-nguoi-bi-can/

Tóm lại, cận thị nhẹ không quá nguy hiểm và gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên cần có biện pháp chăm sóc mắt để bảo vệ sức khỏe đôi mắt và hạn chế tăng độ cận. Hi vọng những thông tin trên đây của Phục Nhãn Quang sẽ giúp bạn nhận biết được các dấu hiệu của cận thị nhẹ để có cách chăm sóc mắt đúng cách.

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác