Cận thị nặng nhất bao nhiêu độ? Có chữa được không?

Cận thị nặng là trường hợp đáng báo động khi thị lực mắt bị suy giảm nghiêm trọng. Người cận nặng có thể đối mặt hàng loạt bệnh về mắt nếu không được điều trị đúng cách như bong võng mạc, thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể,… Câu hỏi được đề cập nhiều nhất là cận thị nặng nhất bao nhiêu độ và các phương pháp ngừa gia tăng độ cận. Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc đó.

Mốc cận thị nặng với mắt

Trường hợp độ cận thị được đo lường bằng đơn vị Diop (D). Tình trạng cận được lý giải khi trục nhãn cầu quá dài hoặc giác mạc quá cong khiến các hình ảnh mắt nhìn thấy hội tụ trước võng mạc. Trong khi đó ở người bình thường hình ảnh được hội tụ tại võng mạc. Người cận cảm thấy khó khăn khi nhìn vật ở cự ly xa dần. Người cận thị nhẹ cảm thấy hình ảnh mờ và tiến dần đến khi bị cận thị nặng khiến tầm nhìn bị hạn chế hoàn toàn.

cận thị nặng

Cận thị được chia làm 4 mức độ:

  • Mức cận nhẹ: Cận từ – 0,25 đến – 3 Diop.
  • Mức cận trung bình: Cận từ – 3,25 đến – 6 Diop.
  • Mức cận nặng: Cận từ – 6,25 đến – 10 Diop.
  • Mức cận cực đoan: Cận trên – 10,25 Diop.

Theo như quy chuẩn trên, mắt bị cận từ 6,25 Diop được xác định là cận nặng. Còn nếu mắt bị cận trên 10 Diop thì mắt không còn cận đơn thuần mà còn xảy ra thêm hiện tượng thoái hóa nhãn cầu, có khả năng xảy ra các biến chứng khác của mắt. 

Mức độ cận thị cần đeo kính

cận thị nặng

Đa phần những người chớm cận thị thường phân vân có nên đeo kính hay không. Thực tế họ chỉ nhìn mờ khi vật ở quá xa còn trong điều kiện sinh hoạt bình thường, cận thị nhẹ gần như không ảnh hưởng. Nhìn chung tùy theo mức độ cận thị mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng kính cận thích hợp. Cụ thể các mốc như sau:

  • Cận 0,25 Diop: mức cận nhẹ nhất, không ảnh hưởng đến cuộc sống nên không cần đeo kính.
  • Cận 0,5 Diop: mức cận này đôi khi nhìn xa sẽ mỏi mắt, tuy nhiên vẫn chưa cần đeo kính vì thị lực vẫn còn tốt.
  • Cận 0,75 Diop: mức cận này khi nhìn xa cần đeo kính.
  • Cận 1 Diop: khi làm các công việc yêu cầu tầm nhìn xa như lái xe, xây dựng ngoài trời, đi rừng,.. cần phải đeo kính.
  • Cận 1,5 Diop: nên đeo kính thường xuyên để tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt.
  • Cận 2 Diop: cần đeo kính thường xuyên khi sinh hoạt, học tập, làm việc.
  • Cận 3 Diop và nặng hơn: phải dùng kính liên tục để mắt điều tiết tốt hơn, hạn chế tăng độ cận và các nguy cơ khác.

Mốc cận thị nặng nhất theo y khoa

Không có mốc chính xác để xác định mức độ cận thị nặng nhất. Bởi mỗi người có thể có dạng cận thị khác nhau như: cận đơn thuần, cận thứ phát, cận giả, cận thoái hoá và cận ban đêm. Và mức độ cận mỗi người là khác nhau. Trong các dạng trên, cận thị thoái hóa được cho là nguy hiểm tới mắt nhất. Dạng cận này phát triển từ khi người cận còn nhỏ. Độ cận tăng đều và mốc thoái hóa thường từ 6 Diop. Về lâu dài tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt, khiến mắt yếu đi, hình ảnh bị xô lệch.

cận thị nặng

Cận thị thoái hóa đa phần do di truyền từ cha mẹ. Người bệnh phát triển độ cận từ khi chưa đi học và khi trưởng thành có thể bị cận thị nặng tới 20 – 25 Diop kèm biến chứng bong võng mạc, thoái hoá hoàng điểm, thoái hoá võng mạc,….

Điểm cận thị nặng dẫn đến mù

Bị cận thị nặng tới 50 Diop thì người bệnh sẽ bị mù. Gần như các vật thể gần, ngay cả trong khoảng cách chỉ 2cm cũng không thể thấy rõ. Cho dù có đeo kính thì hình ảnh vẫn rất mờ.

Trong thực tế cận từ 20 Diop bệnh nhân đã gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, luôn luôn cần đeo kính bởi nếu bỏ kính ra gần như không thấy rõ vật gì. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề về mắt khác phải đối mặt.

cận thị nặng

Nếu bạn là người bị cận gần chạm mốc 20 Diop hoặc nặng hơn, bạn cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ để bảo vệ mắt của mình. Cần đi khám mắt định kỳ 4 – 6 tháng để sớm phát hiện các biến chứng trên mắt và kịp thời điều trị.

Chữa cận thị nặng bằng phương pháp mổ

Nhờ có sự tiến bộ của y học hiện đại, đã có nhiều phương pháp mổ giúp bệnh nhân cận thị giảm độ cận thị nặng hoặc chữa khỏi hoàn toàn. Sau đây là những phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất:

  • Mổ Relex Smile: Người cận đến -10 Diop, loạn đến 5 Diop.
  • Mổ Femto Lasik: Người cận đến -8 Diop, loạn đến 6 Diop.
  • Mổ Lasik cơ bản: Người cận từ -4 đến -10 Diop.
  • Mổ Phakic ICL: Người cận đến -18 Diop, viễn +12 Diop, loạn 6 Diop.
  • Mổ Phaco: Người cận thị nặng và đục thủy tinh thể.

cận thị nặng

Như vậy giới hạn chỉ định mổ là từ 18 Diop trở xuống đối với cận thị. Ngoài ra là 12 Diop trở xuống với viễn thị và 6 Diop trở xuống với loạn thị. Ngoài ra còn một số yêu cầu khác về sức khỏe, độ tuổi,… dành cho bệnh nhân mổ cận.

Hiện nay các kỹ thuật điều trị cận thị nặng phổ biến như Femto Lasik, Lasik cơ bản hay Relex smile được chỉ định cho người bị cận dưới 10 Diop, loạn dưới 5 Diop. Ngoài ra độ tuổi phù hợp là 18 – 40 tuổi. Phương pháp mổ Phakic ICL dành cho người bị cận nặng hơn. Phaco thường được chỉ định cho người cận thị nặng trên 40 tuổi và có thêm bệnh đục thủy tinh thể. 

Ngăn ngừa gia tăng độ cận thị

Đối với những người chưa bị cận thị hoặc đã bị cận nhưng lo ngại việc bị tăng độ cận thì việc hạn chế, phòng tránh là điều nên làm. Các phương pháp ngăn ngừa gia tăng độ cận thị cần được thực hiện thường xuyên với lộ trình rõ ràng, mức độ phù hợp.

Hạn chế cận thị nặng từ những thói quen

Thói quen sinh hoạt thường ngày là yếu tố đầu tiên cần điều chỉnh để tránh cận thị nặng và tăng cường thị lực cho mắt. Mắt cần có thời gian nghỉ ngơi đủ dài và không bị tác động bởi các tác nhân có hại. Bạn nên hạn chế sử dụng các thiết bị phát hình ảnh như điện thoại, TV, máy tính, laptop,.. Trong trường hợp cần sử dụng nhiều các thiết bị này, bạn nên để xa tầm mắt khoảng tối thiểu 50cm. Độ sáng thiết bị phù hợp với mắt. Có khoảng nghỉ mắt sau thời gian sử dụng nhất định. Bạn cũng cần giữ thói quen ngủ đủ giấc trưa và tối, hạn chế thức khuya khiến mắt mệt mỏi.

cận thị nặng

Có những bài tập thể dục massage mắt đều đặn hằng ngày để ngừa độ cận. Ngoài ra trong sinh hoạt tránh chạm tay vào mắt khi chưa rửa sạch, dụi mắt hoặc ấn vào mắt. Đặc biệt nếu có điều kiện, bạn hãy tham gia các hoạt động thể dục ngoài trời nắng nhẹ như sáng sớm hoặc chiều tối. Vitamin D từ mặt trời rất có lợi cho đôi mắt, giúp mắt khỏe mạnh và tinh tường hơn.

Hạn chế cận thị nặng khi bổ sung dưỡng chất

Thực hiện khám mắt định kỳ 4 – 6 tháng một lần để theo dõi sức khỏe đôi mắt, phát hiện và chữa trị sớm các tình trạng có thể xảy ra.

Các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D và các chất chống oxy hóa rất tốt cho mắt. Các chất này được tìm thấy ở rau xanh, hoa quả, trứng,… mà bạn cần bổ sung trong thực đơn mỗi ngày.

Bổ sung các chất có lợi cho mắt như omega-3, lutein, zeaxanthin,… tăng cường sức khỏe đôi mắt, đảm bảo mắt phát triển toàn diện. Bạn có thể sử dụng các loại viên uống bổ mắt cho người cận thị chứa các dưỡng chất này.

Phục Nhãn Quang là viên uống tốt cho mắt cận thị được tin dùng hiện nay. Sản phẩm có chứa lượng lớn dưỡng chất, gồm 5% Zeaxanthin, 20% Lutein, 11% DHA, Coenzyme Q10, Vitamin A,… giúp cải thiện tầm nhìn, tăng sức khỏe võng mạc, bảo vệ mắt khỏi tổn thương. Hiện Phục Nhãn Quang chính hãng đang được bán trực tiếp tại website Phục Nhãn Quang hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. 

phục nhãn quang

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc uống tăng cường thị lực khác.

Trên đây là những kiến thức bạn cần biết về tật cận thị nặng, nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng ngừa hữu hiệu. Nếu có bất kì thắc mắc nào về tình trạng này, bạn hãy nhờ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Số điện thoại đặt mua viên uống Phục Nhãn Quang là 096 491 64 28. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận bộ tư vấn tăng cường thị lực và các ưu đãi khác.

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác