Cận thị là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Cận thị là tật khúc xạ về mắt thường gặp, gây ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy cận thị là gì? Mức độ nguy hiểm của cận thị như thế nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng Phục Nhãn Quang tìm hiểu chi tiết về tật khúc xạ này trong bài viết dưới đây. 

Cận thị là gì?

Cận thị là hiện tượng mắt khó nhìn rõ những vật ở khoảng cách xa. Nguyên nhân là mắt cận nhận hình ảnh quan sát hội tụ trước võng mạc nên khi quan sát những vật ở xa thường phải nheo mắt để nhìn rõ hơn. 

Các loại cận thị

Cận thị được chia làm nhiều loại, dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Người bị cận thị cần biết phân biệt các dạng cận thị khác nhau để có phương pháp điều trị phù hợp.

Cận thị đơn thuần

Đây là loại phổ biến nhất và có thể đi kèm với loạn thị. Cận thị đơn thuần thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 – 18 tuổi và có xu hướng phát triển trong độ tuổi thiếu niên khi cơ thể đang phát triển nhanh chóng rồi chững lại ở mức độ nhất định. Thông thường, cận thị đơn thuần sẽ đi kèm với loạn thị. 

cận thị là gì

Nguyên nhân chủ yếu của rối loạn thị giác này là do thói quen không lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày như thường xuyên làm việc, học tập ở môi trường thiếu ánh sáng hoặc nhìn quá gần.

Cận thị thứ phát

Cận thị thứ phát vô cùng hiếm gặp và có triệu chứng tương đồng với cận thị đơn thuần. Nguyên nhân có thể là do một số nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh giác mạc hoặc thủy tinh thể hoặc ảnh hưởng từ tác dụng phụ một số thuốc kê đơn.

Cận thị giả

Cận thị giả hay cận thị tạm thời là tình trạng rối loạn thoáng qua của mắt với các biểu hiện giống với cận thị. Nguyên nhân được giải thích có thể do tình trạng mắt điều tiết quá mức khiến các cơ mi của mắt bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm. Tuy nhiên tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời và mắt sẽ hồi phục thị lực sau một thời gian nghỉ ngơi.

>>> Tham khảo thêm các cách tăng cường thị lực cho người bị cận

Cận thị thoái hóa

Đây là loại cận thị ở mức độ nặng nhất, thường xảy ở mắt bị cận trên 6 diop và kèm theo thoái hóa võng mạc. Khi mắc cận thị thoái hóa, độ cận sẽ tăng không ngừng do trục nhãn cầu liên tục bị dài ra khiến tình trạng cận ngày càng nặng hơn.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra các bệnh như bong võng mạc, thoái hóa võng mạc, glôcôm, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn.

Phân loại mức độ cận

Người ta dựa vào độ cận để phân loại các mức độ cận, cụ thể:

  • Nhẹ: Độ cận dưới 3 diop
  • Trung bình: Độ cận từ 3 – 6 diop
  • Nặng: Độ cận từ 6 diop trở lên

mắt cận thị là gì

Mức độ nguy hiểm của cận thị

Đối với tình trạng cận thị nhẹ sẽ chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng này của bệnh nhân và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến mắt. Tuy nhiên nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách, mắt sẽ rất dễ tăng độ cận, làm thay đổi cấu trúc của mắt và dễ có nguy cơ mắc bệnh về mắt trong tương lai.

Một số biến chứng nguy hiểm của cận thị đó là:

  • Lác mắt: là tình trạng mắt hướng về các hướng khác nhau. Nguyên nhân là do khi bị cận thị nặng, các cơ mắt không còn phối hợp linh hoạt, dẫn tới đồng tử của mắt không nằm trên vị trí cân đối.
  • Nhược thị: là tình trạng giảm thị lực một bên mắt. Nguyên nhân do mắt phải điều tiết quá nhiều khiến võng mạc không còn nhận kích thích truyền tải rõ nét, dẫn đến não bộ không nhận biết hoàn toàn hình ảnh. 
  • Tăng nhãn áp: là tình trạng tăng áp lực trong mắt khiến cho dây thần kinh thị giác nối mắt với não bị tổn thương. Từ đó gây ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại vi, dẫn đến khu vực xung quanh từ mờ dần thành không nhìn thấy. Đây là một biến chứng rất nguy hiểm của cận thị, khó phát hiện và không có khả năng phục hồi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. 
  • Bong võng mạc: là tình trạng lớp màng nằm trong cùng của nhãn cầu tách rời các lớp còn lại. Các dấu hiệu hay gặp thấy dải mờ hay vẩn đục trước mắt, nhìn mờ một góc hoặc hoàn toàn hay hình ảnh nhìn thấy bị méo mó, các đường thẳng bị cong.
  • Đục thuỷ tinh thể: là tình trạng xuất nhìn thấy vẩn đục trong mắt, hình ảnh thu được mờ, nhòe. Nguyên nhân do cận thị nặng làm nhãn cầu to lên, dẫn đến thay đổi các thành phần quang học, từ đó khiến đục thuỷ tinh thể xảy ra sớm hơn. Đục thuỷ tinh thể thường gặp ở người già nhưng cận thị nặng làm tăng nhanh tình trạng đục thuỷ tinh thể.

Biểu hiện của cận thị

Người bị cận thị thường gặp khó khăn khi quan sát những vật ở xa, điển hình là nhìn mờ, nhòe, không rõ vật thể. Ngoài ra cận thị còn có một số dấu hiệu khác gồm:

  • Thường xuyên nheo mắt khi quan sát các vật ở xa.
  • Mắt khô, mỏi, nhức do phải điều tiết nhiều.
  • Nhức đầu do mỏi mắt.
  • Gặp khó khăn khi nhìn vào ban đêm.
  • Nhạy cảm với ánh sáng mạnh, chói.

nguyên nhân cận thị

Nguyên nhân gây cận thị

Nguyên nhân trực tiếp của cận thị là do trục nhãn cầu quá dài, ảnh hưởng đến công suất hội tụ giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến hình ảnh đi vào mắt bị hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại vị trí võng mạc như mắt bình thường.

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kích thước trục nhãn cầu mắt đó là:

  • Do di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu bố mẹ bị cận thị thì con cái cũng có nguy cơ mắc cận thị cao hơn. Bởi cấu trúc mắt có tính di truyền
  • Thói quen làm việc, học tập, sinh hoạt thiếu khoa học: Đây là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng cận thị ngày càng gia tăng hiện nay. Các thói quen như tư thế ngồi không đúng, học trong môi trường ánh sáng không đảm bảo hay do thường xuyên xem tivi, sử dụng máy vi tính, điện thoại trong nhiều giờ liên tục với cự ly rất gần.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Chế độ ăn uống ngày thường không chú trọng đến các nhóm thực phẩm vitamin A, vitamin C, vitamin E, chất khoáng, từ đó không có đủ dưỡng chất thực hiện chức năng duy trì môi trường trong suốt của mắt. Từ đó làm giảm khả năng điều tiết của mắt, dẫn tới thoái hóa võng mạc và hoàng điểm.

>>> Tìm hiểu thêm về các loại vitamin tăng cường thị lực cho đôi mắt TẠI ĐÂY

Các phương pháp chữa cận thị

Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật khúc xạ mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để tiến hành phẫu thuật nên phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính gọng, kính áp tròng hoặc kính Ortho-K.

Các phương pháp chữa cận thị phổ biến hiện nay đó là:

Đeo kính gọng

Đeo kính gọng là giải pháp điều chỉnh tật cận thị thông dụng nhất, kinh tế nhất và dễ chỉnh sửa nhất. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như vướng víu khi đeo, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa,… Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và phải thay kính mới khi độ cận tăng.

Vì độ cận có thể tăng theo thời gian nên định kỳ 3 – 6 tháng/lần bạn nên đi khám mắt tại các cơ sở uy tín để kiểm tra tiến triển của cận thị và thay kính mắt phù hợp.

dấu hiệu cận thị

Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng là loại kính làm chất liệu mềm, dẻo và được đeo trực tiếp vào mắt, ôm sát vào giác mạc. Với ưu điểm là thẩm mỹ cao, kính áp tròng được nhiều người bị cận thị lựa chọn để cải thiện tầm nhìn. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt nên cần phải cẩn thận đảm bảo vệ sinh khi đeo và thay kính khi hết hạn sử dụng. 

Sử dụng kính Ortho K

Ortho K là kính áp tròng ban đêm, thường đeo vào buổi tối để chỉnh hình giác mạc để có thị lực chính vào ban ngày. Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ mang tính chất tạm thời và không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu. 

Phương pháp này sử dụng để điều trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật hoặc người không muốn phẫu thuật. 

Phẫu thuật mắt

Đây là phương pháp điều trị triệt để cận thị. Hiện nay có nhiều hình thức phẫu thuật điều trị cận thị nhưng phổ biến nhất vẫn là:

  • Phẫu thuật tật khúc xạ: Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả tốt, có thể điều trị triệt để tật khúc xạ và thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và tác động dao kéo vào vùng mắt nên nhiều người còn e ngại đối với phương pháp này.
  • Phẫu thuật Phakic: Phương pháp này thường áp dụng cho những người có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm của phẫu thuật Phakic thời gian phục hồi lâu, có nguy cơ tăng nhãn áp và viêm nhiễm.
  • Phẫu thuật thay thủy tinh thể: Phương pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao và không đáp ứng điều trị với các phương pháp khác.

Xem thêm: TOP 6 viên uống bổ mắt cho người cận thị tốt nhất

Phục Nhãn Quang hỗ trợ thị lực cho người bị cận

Các dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe đôi mắt. Đặc biệt là với những người cận thị việc bổ sung các dưỡng chất là cần thiết để bảo vệ mắt trước nguy cơ tăng độ cận cũng như giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Phục Nhãn Quang là sản phẩm viên uống bổ mắt chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho mắt giúp hỗ trợ thị lực cho người bị cận hiệu quả. Trong mỗi viên uống Phục Nhãn Quang có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe đôi mắt như Zeaxanthin, Lutein, Kẽm, Beta carotene, DHA, Coenzyme, Gluconate, Vitamin A, E, B1,… Trong đó nổi bật nhất là 2 thành phần Lutein và Zeaxanthin, giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các gốc tự do có hại và ngăn ngừa sự tiến triển thoái hóa điểm vàng.

phục nhãn quang

Ngoài ra, trong thành phần viên uống bổ mắt Phục Nhãn Quang có chứa chiết xuất quả việt quất. Đây là dưỡng chất tự nhiên giàu vitamin A và hoạt chất Anthocyanins, giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và bảo vệ võng mạc khỏi bị oxy hóa.

Phục Nhãn Quang được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO9001 và ISO13485-2003, đạt tiêu chuẩn liên minh châu Âu CE nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả cũng như độ an toàn cho sức khỏe trong quá trình sử dụng.

Hiện đang có nhiều ưu đãi cùng quà tặng hấp dẫn khi mua Phục Nhãn Quang. Liên hệ ngay tới số hotline 096 491 64 28 để đặt mua và nhận tư vấn sử dụng sản phẩm đúng cách. 

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác