Cận thị học đường là gì? Cách phòng tránh cận thị

Cận thị học đường là tật khúc xạ phổ biến ở trẻ em hiện nay và ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các em trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong học tập. Vậy vì sao tình trạng cận thị ở trẻ em ngày càng tăng? Cách phòng tránh cận thị học đường hiệu quả là gì? Tất cả sẽ được Phục Nhãn Quang giải đáp chi tiết ngay sau đây.

Cận thị học đường là gì?

Cận thị học đường là tình trạng trẻ bị cận thị ở tuổi mới lớn, khiến các em gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa, phải nheo mắt để thấy rõ các chi tiết.

Khi bị cận, mắt trẻ nhìn kém, không nhìn rõ chữ trên bảng, đọc chữ hay bị nhảy dòng, nhầm dấu, viết chậm,… dẫn đến tiếp thu kiến thức chậm, kết quả học tập giảm sút. Nếu tình trạng này kéo dài dễ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, rụt rè và thiếu tự tin. Bên cạnh đó, trẻ phải thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ khiến mắt phải điều tiết liên tục, gây ra tình trạng khô, mỏi, đau mắt và nhức đầu. 

cách phòng tránh cận thị

Thực trạng cận thị học đường tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay, tỉ lệ cận thị học đường ngày càng tăng lên, trở thành vấn nạn đối với lứa tuổi học sinh. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, cả nước hiện có gần 5 triệu trẻ em mắc phải các tật khúc xạ ở mắt và hơn 40% trẻ bị cận thị. Trong đó phổ biến nhất là trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 15, tập trung chủ yếu ở thành thị. Con số này dự kiến tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tại một số trường học trong nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ học sinh bị cận thị chiếm tới 50%. Ở một số trường đại học lớn có tới hơn 70% sinh viên bị cận thị và rất nhiều trường hợp bị cận thị nặng.

Nguyên nhân gây cận thị

Có nhiều nguyên nhân gây cận thị, chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh học tập và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Những nguyên nhân phổ biến gây cận thị học đường đó là:

Do di truyền

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có hơn 24 gen di truyền liên quan đến cấu trúc mắt, trong khí đó tật cận thị lại liên quan nhiều đến cấu trúc mắt. Vậy nên cận thị hoàn toàn có khả năng di truyền. 

Theo nghiên cứu, nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì khả năng con sinh ra bị cận chiếm 33 – 60%. Trong khi đó, nếu cha và mẹ không bị cận thị khả năng con bị cận thị chỉ từ 6 – 10%. Điều này có nghĩa là tỷ lệ cận thị học đường sẽ cao hơn ở những trẻ có cả cha và mẹ đều bị cận thị.

Trẻ ngồi học sai tư thế

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng cận thị học đường ngày càng gia tăng. cận thị học đườngNhiều trẻ ngồi học sai tư thế, cúi gằm mặt xuống bàn khi viết bài, thậm chí còn ngồi bò ra bàn hoặc nằm lên giường để học. Điều này không những ảnh hưởng đến thị lực mà về lâu dài còn ảnh hưởng đến cột sống nếu không được “nắn chỉnh” kịp thời.

Sử dụng các thiết bị điện tử tần suất cao

Hiện nay, nhiều phụ huynh cho con em mình sử dụng các thiết bị điện tử để giải trí. Bên cạnh đó, xu hướng ứng dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ học tập khiến các em tiếp xúc với máy tính, điện thoại từ sớm. Những điều này vô tình hủy hoại đôi mắt của các em.

Ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ các thiết bị công nghệ tác động trực tiếp đến các tế bào biểu mô võng mạc. Đó chính là nguyên nhân khiến mắt phải điều tiết liên tục, dễ bị khô cũng như gia tăng cận thị.

Chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo

Thiếu hụt các vitamin và vi chất cần thiết sẽ khiến cho giác mạc bị suy yếu và trục nhãn cầu bị dài ra. Từ đó làm tăng nguy cơ cận thị và khiến cận thị tiến triển nặng hơn. 

Các chuyên gia nhãn khoa cho biết thiếu hụt Thioredoxin là nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng tật khúc xạ học đường. Tình trạng thiếu hụt Thioredoxin xảy ra là do thiếu sự chăm sóc đối với đôi mắt và sử dụng đôi mắt quá mức.

Việc thiếu hụt Thioredoxin sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến võng mạc của mắt, từ đó gây ra các triệu chứng như mờ, mỏi và nhức mắt.

Những dấu hiệu nhận biết cận thị học đường

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu dưới đây, rất có thể trẻ đã bị cận thị, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa để thăm khám ngay:

  • Thường cúi sát khi viết bài, đọc sách
  • Gặp khó khăn lúc nhìn trên bảng khi học trên lớp
  • Thường xuyên dụi mắt
  • Trẻ quá nhạy cảm với ánh sáng, thường xuyên bị chảy nước mắt
  • Trẻ có phản xạ nheo mắt khi cần quan sát kỹ một cái gì đó.

Các biện pháp điều trị cận thị học đường

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị cận thị mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi thực hiện phẫu thuật tật khúc xạ. Ba mẹ có thể cải thiện tầm nhìn cho trẻ bằng cách đeo kính gọng hoặc kính Ortho K. 

Đeo kính gọng

Đây là phương pháp điều trị cận thị học đường đơn giản và dễ thực hiện nhất hiện nay. Kính cận thị sẽ được chỉ định dựa trên bệnh lý mắt và mức độ cận thị của học sinh.

Trước đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở, bệnh viện mắt uy tín để thăm khám và chỉ định cắt kính mắt phù hợp. Bên cạnh đó, cũng cần đưa trẻ đi khám lại mắt thường xuyên để kiểm tra quá trình phát triển của cận thị và thay kính phù hợp với độ cận thực tế. Việc đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết hơn, thị lực ngày càng giảm và khiến độ cận cũng tăng nhanh hơn.

cách phòng tránh cận thị

Đeo kính áp tròng Ortho K 

Ortho K là một loại kính áp tròng đặc biệt, được thiết kế để định hình tạm thời lại giác mạc, khắc phục độ khúc xạ cận thị một cách nhẹ nhàng trong khi ngủ.

Ortho-K thuộc dạng kính áp tròng đeo trực tiếp vào giác mạc nên cần vệ sinh thật kỹ trước khi đeo để hạn chế việc tăng nguy cơ nhiễm trùng (viêm giác mạc do vi khuẩn). Do đó, bố mẹ khi cho con trẻ sử dụng kính áp tròng Ortho K cần hết sức thận trọng và có sự giám sát do những đối tượng này ít có ý thức giữ vệ sinh tay và kính.

Cách phòng tránh cận thị học đường

Dưới đây là những cách phòng tránh cận thị học đường phụ huynh có thể tham khảo để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe đôi mắt của con em mình:

Chọn bàn học phù hợp

Bố mẹ cần đảm bảo chọn kích thước bàn học phù hợp với tuổi của trẻ. Bởi ghế quá cao sẽ khiến trẻ bị còng lưng hoặc quá thấp mắt trẻ sẽ gần với mặt bàn dễ gây cận thị.

Để chọn bàn học phù hợp cho trẻ, phụ huynh có thể căn cứ vào công thức sau:

Chiều cao ghế = Chiều cao cơ thể x 0,27

Chiều cao bàn = Chiều cao cơ thể x 0,46

Thay đổi tư thế ngồi khi học tập

Khi trẻ ngồi học, phụ huynh cần quan sát và hướng dẫn trẻ điều chỉnh lại tư thế ngồi học đúng. 

Tư thế ngồi học đúng như sau:

  • Ngồi thẳng lưng, vuông góc với ghế, ngực không tỳ và cạnh bàn, đảm bảo khoảng cách từ sách vở đến mắt ít nhất là 30 – 40cm. 
  • Hai đùi đặt song song, chân vuông góc với mặt đất, không co hay gác chân lên ghế. 
  • Tay trái đặt vuông góc với cạnh bàn, giữ vở và tay phải một góc 45 độ với cạnh bàn.

Xem thêm: 8 cách tăng cường thị lực cho người cận thị

Cho trẻ sử dụng viên uống bổ mắt

Thuốc bổ mắt giúp bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho mắt, giúp cải thiện tình trạng khô, đau, nhức, mỏi mắt. Đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ nuôi dưỡng mắt và phòng chống cận thị học đường hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng tăng độ cận.

Khi mua viên uống bổ mắt cho người bị cận thị, các bậc phụ huynh cần chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định về chất lượng và độ an toàn.

Một sản phẩm viên uống bổ mắt lý tưởng cho trẻ cận thị là Phục Nhãn Quang đến từ thương hiệu MediUSA của Mỹ. Trong mỗi viên uống Phục Nhãn Quang có chứa nhiều thành phần tốt cho mắt như DHA, Coenzym Q10, vitamin E, dầu cá, dầu gấc, Beta caroten,… có tác dụng hỗ trợ tăng cường thị lực, hạn chế tình trạng khô, mỏi mắt giúp đôi mắt luôn sáng, khỏe. Đồng thời hỗ trợ tăng khả năng bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể. Đây được xem là một cách chăm sóc và phòng chống cận thị học đường các bậc phụ huynh có thể tham khảo cho con em mình.

phục nhãn quang

Phục Nhãn Quang đang có giá ưu đãi chỉ 390.000 đồng/hộp. Liên hệ đặt mua và tư vấn sử dụng Phục Nhãn Quang ngay qua hotline 096 491 64 28

Bổ sung nguồn dinh dưỡng tốt cho mắt

Dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa cận thị hiệu quả. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều các dưỡng chất có lợi cho mắt như:

  • Vitamin A: có nhiều trong gan động vật, sữa, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, cà rốt,…
  • Kẽm: có trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu, sò biển,…
  • Selen: có nhiều trong hải sản, nấm, đậu tương, cà rốt,…
  • Crom: thịt bò, gan động vật, nấm,…
  • Vitamin B1, B2: có nhiều trong các loại đậu, thịt nạc, rau màu xanh đậm,…

Trên đây là những thông tin về tình trạng cận thị học đường hiện nay cũng như cách phòng tránh cận thị hiệu quả. Hi vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các bậc phụ huynh bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe đôi mắt của con em mình. 

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác