Tăng nhãn áp: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị
Tăng nhãn áp là bệnh lý liên quan tới tổn thương dây thần kinh thị giác. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả mất thị lực vĩnh viễn. Nếu bạn đang tìm kiếm các thông tin về bệnh này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Tăng nhãn áp là bệnh gì?
Tăng nhãn áp hay còn được biết đến với cái tên thiên đầu thống, bệnh Glocom. Đây là bệnh liên quan đến mắt, xảy ra khi áp lực của thủy dịch trong nhãn cao hơn bình thường, tạo áp lực lên mắt, khiến cho dây thần kinh bị tổn hại, gây ra tình trạng mờ mắt, đau đầu, buồn nôn,… Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến mù lòa.
Hiện nay có 4 loại thiên đầu thống phổ biến đó là:
- Tăng nhãn áp bẩm sinh
- Tăng nhãn áp góc mở
- Tăng nhãn áp góc đóng
- Tăng nhãn áp thứ phát
Triệu chứng thường gặp của tăng nhãn áp
Thực tế, tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân mà triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp có thể giống hoặc khác nhau.
Tăng nhãn áp góc đóng |
|
Tăng nhãn áp góc mở |
|
Tăng nhãn áp bẩm sinh |
|
Khi thấy xuất hiện những triệu chứng trên và nghi ngờ bị tăng nhãn áp, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp
Tùy vào từng loại tăng nhãn áp mà nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau.
Đối với trường hợp có tiền sử mắc tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp góc mở trước đó hoặc mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp,… khả năng mắc bệnh tăng nhãn áp thứ phát cao hơn.
Đối với trường hợp tăng nhãn áp bẩm sinh hay tăng nhãn áp góc mở thì nguyên nhân chủ yếu thường là do yếu tố di truyền.
Nguyên nhân của tăng nhãn áp góc đóng thường là do ống dẫn lưu trong màng mạch bị tắc nghẽn.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp
Thống kê các trường hợp mắc bệnh tăng nhãn áp cho thấy bệnh thường xảy ra ở những người ở độ tuổi 40 trở lên. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mắc glocom do người nhà có tiền sử mắc bệnh.
Những người đang mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, các bệnh lý về tim mạch cũng có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp.
Phương pháp chẩn đoán tăng nhãn áp
Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín. Trong quá trình thăm khám, bạn cần mô tả chi tiết, đầy đủ nhất về tình trạng mắt của mình để bác sĩ nắm được tổng quát về các dấu hiệu, từ đó sẽ chỉ định làm các xét nghiệm liên quan để kết luận chính xác hơn.
Các phương pháp xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh glocom đó là: đánh giá thị lực, đo nhãn áp, đo thị lực,… Ngoài ra, một số phương pháp xét nghiệm chuyên sâu như soi đáy mắt hoặc OCT phần sau mắt cũng có thể được chỉ định để việc chẩn đoán chính xác hơn.
Phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị tăng nhãn áp thích hợp cho bệnh nhân. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh glocom đó là: bằng thuốc và phẫu thuật.
Điều trị bằng thuốc
Đối với trường hợp tăng nhãn áp góc đóng đang trong giai đoạn đầu, bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh lý, làm thuyên giảm các dấu hiệu bệnh.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt tùy thuộc và tình trạng bệnh lý. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Không tự ý mua thuốc hay tra thuốc khiến cho tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị hơn.
Bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để nâng cao hiệu quả điều trị:
- Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, ngủ sớm, hạn chế thức khuya để mắt có đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Hạn chế tối đa thời gian xem tivi, máy tính, điện thoại,… Nếu công việc yêu cầu sử dụng máy tính trong thời gian dài cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho mắt, tránh để mắt nhìn vào màn hình máy tính quá lâu.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồ uống có gas, đồ uống có cồn.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Khi tình trạng tăng nhãn áp trở nặng, việc dùng thuốc không đáp ứng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân. Hiện nay, có 3 phương pháp mổ tăng nhãn áp phổ biến đó là:
- Phẫu thuật điều trị tăng nhãn áp bằng phương pháp cắt bè cùng giác mạc
- Phẫu thuật bằng cách cấy ghép ống thoát thủy dịch
- Mổ laser
Trong đó, phương pháp mổ laser được đánh giá có hiệu quả cao nhất, thời gian phẫu thuật và phục hồi được giảm tối đa. Trung bình 1 ca mổ laser điều trị thiên đầu thống chỉ mất khoảng 15 – 20 phút. Biến chứng sau mổ cũng rất thấp.
Lưu ý: Trường hợp bệnh tăng nhãn áp đã điều trị khỏi hẳn, bạn vẫn nên đi tái khám định kỳ để theo dõi quá trình hồi phục, tránh trường hợp chủ quan không đi khám khiến bệnh tiếp tục âm ỉ tiến triển dẫn tới mất thị lực hoàn toàn.
>>> Đọc thêm: Tăng nhãn áp kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Cách phòng ngừa tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp diễn biến âm thầm, chỉ được phát hiện khi các triệu chứng đã rõ rệt hoặc trong những lần khám mắt ngẫu nhiên. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa tăng nhãn áp đó là đi khám mắt định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín.
Đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh glocom nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp bổ sung viên uống bổ mắt Phục Nhãn Quang để bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho mắt, tăng khả năng tự bảo vệ của mắt trước các tác động từ môi trường bên ngoài.
Trong viên uống Phục Nhãn Quang có chứa hàm lượng cao các dưỡng chất tốt cho mắt: Lutein, Zeaxanthin, vitamin A, C, E, B1, Beta carotene, Selen Yeast,… Sản phẩm đã được Cục ATTP, Bộ Y tế chứng nhận công bố sản phẩm và được cấp phép lưu hành ra thị trường. Đảm bảo hiệu quả công dụng và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Liên hệ ngay tới hotline 096 491 64 28 để đặt mua với nhiều ưu đãi tốt nhất!