Cách chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà nhanh khỏi nhất
Đau mắt đỏ là bệnh lý thường gặp ở mắt, không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện và khiến cho người bệnh khó chịu. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi nếu bệnh nhân áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách. Cùng Phục Nhãn Quang tìm hiểu cách chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé!
Có nên tự điều trị đau mắt đỏ tại nhà?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng đau mắt đỏ mà bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà. Không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc kháng sinh, kháng viêm để điều trị.
Đối với trường hợp đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn bạn có thể tự điều trị tại nhà. Chỉ cần vệ sinh và chăm sóc mắt đúng cách bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu hiện tượng đau mắt không thuyên giảm và gây ra nhiều khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Cách chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi
Có rất nhiều cách chữa bệnh đau mắt đỏ, tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp mà bạn nên chọn những phương pháp phù hợp. Phục Nhãn Quang xin chia sẻ tới bạn những cách chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà hiệu quả. Bạn cũng có thể áp dụng các cách sau đây nếu đang điều trị bệnh đau đỏ và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các phương pháp này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.
Những cách sau đây chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất với trường hợp đau mắt đỏ do kích ứng hoặc triệu chứng nhẹ. Nếu cảm giác khó chịu vẫn kéo dài bạn cần đến khám chuyên khoa mắt để có biện pháp điều trị thích hợp.
Chườm mát
Một trong những triệu chứng phổ biến của đau mắt đỏ là ngứa, đau vùng mắt, có cảm giác giác cộm, chảy nước mắt. Lúc này bạn có thể dùng một miếng gạc hay khăn sạch để chườm mát vùng mắt, giúp làm dịu các triệu chứng sưng, giảm sự kích ứng và đỏ mắt.
Cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một miếng gạc hoặc khăn sạch rồi ngâm vào nước lạnh 5 phút để làm lạnh, sau đó vắt bớt nước và đắp lên vùng mắt khoảng 10 – 15 phút.
Lau mắt bằng khăn ấm
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường xuất hiện các triệu chứng mắt rỉ ra dịch, mủ màu vàng hoặc xanh. Khi lớp rỉ khô lại bám chặt ở mí mắt gây khó mở mắt, đặc biệt là lúc ngủ dậy. Để xử lý lớp mủ này, bạn có thể dùng gạc hoặc khăn sạch ngâm trong nước ấm rồi nhẹ nhàng lau đi lớp mủ ở mắt và lông mi. Tiếp đến dùng miếng gạc được làm ấm khác đắp lên vùng mắt trong vài phút.
Dùng thuốc nhỏ mắt
Cách này thường áp dụng cho trường hợp đau mắt đỏ có nguyên nhân là do dị ứng. Thuốc nhỏ mắt giúp làm dịu cơn đau ngứa vùng mắt vì chúng giúp làm sạch và loại bỏ chất gây dị ứng. Chất gây dị ứng khi lạc vào mắt có thể trôi đi khi nhỏ thuốc nhỏ mắt. Tuy nhiên bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của người bán thuốc để được tư vấn loại thuốc mắt phù hợp.
Đối với trường hợp đau mắt đỏ virus, vi khuẩn tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt về xử lý y tế tại nhà, cần có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
Không chạm tay lên mắt
Đau mắt đỏ do virus, vi khuẩn sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, rỉ dịch mủ. Lúc này, nếu bạn chạm tay lên vùng viêm nhiễm có thể làm nặng hơn tình trạng viêm vì tay chứa nhiều vi khuẩn.
Bên cạnh đó, tay chạm vào mắt đỏ có thể vô tình làm lây nhiễm sang mắt bên kia hoặc lây sang người khác khi tiếp xúc với bạn. Vậy nên khi bị đau mắt đỏ tuyệt đối không nên chạm tay lên mắt. Nếu cảm thấy ngứa mắt có thể dùng khăn sạch nhẹ nhàng lau mắt để giảm bớt triệu chứng ngứa.
Chế độ ăn uống phù hợp
Kết hợp điều trị bệnh đau mắt đỏ với chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị. Bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho người bị đau mắt đỏ không chỉ hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh mà còn giúp giảm viêm nhiễm và giảm tình trạng kích ứng làm tăng tình trạng đau mắt đỏ.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm và dưỡng chất người bị đau mắt đỏ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày:
- Thực phẩm giàu vitamin A: rau có màu xanh đậm, khoai lang, bí ngô, cà chua, ớt chuông xanh, các sản phẩm từ sữa,…
- Thực phẩm giàu vitamin K: trứng, cà rốt, dưa chuột, rau xà lách, bông cải xanh,cần tây, măng tây,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: các loại trái cây như xoài, đu đủ, dâu tây, kiwi,…
- Thực phẩm giàu vitamin B: trứng, thịt gà, gan động vật, nấm, các loại hạt, các loại đậu,…
Bạn có thể kết hợp bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt bằng cách sử dụng viên uống bổ mắt. Các chuyên gia nhãn khoa cũng khuyên dùng thuốc bổ mắt hàng ngày để bổ dung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt, nhờ đó tăng cường sức đề kháng cho mắt, hạn chế sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ.
Các sản phẩm bổ mắt hiện đang nhận được nhiều đánh giá cao từ người tiêu chung và các chuyên gia nhãn khóa đó là: Phục Nhãn Quang, Minh Nhãn Khang và Phúc Nhãn Khang.
Bệnh đau mắt đỏ khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh đau mắt đỏ có thể tự khỏi sau một thời gian nhưng vẫn gây khó chịu, bất tiện cho người bệnh. Khi triệu chứng mới xuất hiện, bạn có thể gặp bác sĩ thăm khám để rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp dưới đây cần thăm khám bác sĩ và không nên tự điều trị tại nhà:
- Có dấu hiệu bị đau mắt đỏ không phải nguyên nhân do bụi bay vào mắt.
- Tình trạng viêm, nhiễm trùng kéo dài hơn 1 tuần.
- Cần đến gặp bác sĩ nếu bạn là người bệnh là trẻ em, người bị suy giảm hệ thống miễn dịch, có tiền sử bệnh mắt. Đây là những cơ địa mà vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh hơn.
- Đối với trẻ em, đau mắt đỏ có thể là triệu chứng của bệnh sởi.
Bài viết trên đây của Phục Nhãn Quang đã chia sẻ tới bạn đọc các cách chữa bệnh đau mắt đỏ tại nhà. Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình điều trị đau mắt đỏ. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!