Hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và không nguy hiểm cho mắt trẻ. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh sẽ gây ra nhiều khó chịu cho trẻ. Nếu không biết xử trí đúng cách, để bệnh kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Bài viết sau đây của Phục Nhãn Quang sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan tới tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ để cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc trẻ bị đau mắt.

Tìm hiểu về tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là hiện tượng lớp màng mỏng ở mắt (kết mạc) bị tổn thương dẫn đến hiện tượng đỏ ngầu và xung huyết bên trong mắt. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh, dễ khởi phát thành dịch nên phụ huynh cần nắm rõ các thông tin liên quan để chủ động hơn trong việc chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ.

chăm sóc trẻ bị đau mắt

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này ở trẻ em là do sự xâm nhập của virus adeno. Ngoài virus, một số loại vi khuẩn như staphylococcus, streptococcus, haemophilus cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ. 

Bên cạnh đó, các yếu tố vệ sinh kém, ô nhiễm môi trường cũng là tác nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ em.  

Các hình thức lây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em phổ biến cha mẹ cần đặc biệt chú trọng đó là:

  • Tiếp xúc trực tiếp với dịch, gỉ mắt của người bị đau mắt đỏ.
  • Chạm tay hoặc dùng chung đồ vật với bệnh nhân đau mắt đỏ.
  • Dùng chung nguồn nước với người đau mắt đỏ.
  • Dụi tay lên mắt.

>>> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ là gì? Cách điều trị và phòng ngừa đau mắt đỏ

Dấu hiệu

Các dấu hiệu đau mắt đỏ thường xuất hiện ngay từ thời gian đầu mắc bệnh và dễ nhận biết như:

  • Mắt trẻ có nhiều ghèn lắm dính mi sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Cảm giác đau, cộm, nóng, ngứa trong mắt.
  • Ghèn mắt có màu xanh nhạt, trắng sữa hoặc vàng nhạt. Mặc dù đã được lau sạch nhưng ghèn mắt xuất hiện lại rất nhanh.
  • Mi mắt trên và dưới sưng, phù nề.
  • Trường hợp nặng có thể nổi hạch trước tai và sốt nhẹ.

chăm sóc trẻ bị đau mắt

Thông thường, bệnh đau mắt đỏ sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, giảm thị lực,….

Cách xử trí khi trẻ bị đau mắt đỏ

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của đau mắt đỏ, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn và xử trí đúng cách. Thực tế ghi nhận hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ em có thể tự khỏi trong 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trường hợp trẻ bị đau mắt dữ dội, mí mắt sưng húp, nhạy cảm với ánh sáng,… cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ ngay. 

chăm sóc trẻ bị đau mắt

Với những trường hợp trẻ đã thăm khám và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị, cha mẹ cần chú ý:

  • Cho con dùng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ nào cho trẻ bởi nếu không cẩn thận có thể khiến trẻ dùng phải thuốc chứa corticoid, làm tăng nhãn áp và nguy cơ bội nhiễm. 

Lưu ý: Có không ít bậc cha mẹ truyền tai nhau việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ để trị bệnh đau mắt đỏ bởi trong sữa mẹ có khả năng kháng khuẩn. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh cách này là hiệu quả và an toàn. Vì vậy, cha mẹ không được dùng sữa mẹ để trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ dưới bất cứ hình thức nào. Việc làm này có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm ở mắt trẻ khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ cũng nên chú ý tới việc chăm sóc vệ sinh mắt hàng ngày cho trẻ. Những lưu ý cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ đó là:

  • Khi tắm gội cần đặc biệt cẩn thận tránh để nước chứa sữa tắm hay dầu gội dính vào mắt trẻ. 
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin tổng hợp từ rau xanh và trái cây tươi.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc để mắt được nghỉ ngơi.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với màn hình của thiết bị điện tử.
  • Cho trẻ đeo kính bảo vệ khi ra ngoài để tránh bụi bẩn bay vào mắt làm kích thích mắt.
  • Tránh để trẻ đưa tay lên dụi mắt để không gây tổn thương giác mạc. 
  • Dùng khăn mềm, sạch để vệ sinh mắt cho trẻ. Có thể dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa mắt cho trẻ.

>>> Đọc thêm: Review 8 loại viên uống bổ mắt cho trẻ em hiệu quả hiện naychăm sóc trẻ bị đau mắt

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em

Đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm và lây lan thành dịch nên cha mẹ cần chủ động phòng ngừa cho con em mình. Các biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ cho trẻ ba mẹ có thể áp dụng đó là:

  • Tạo thói quen vệ sinh tay sạch sẽ cho trẻ, hướng dẫn trẻ vệ sinh tay đúng cách.
  • Trước khi vệ sinh mắt hay dùng các vật dụng tiếp xúc với mắt, cha mẹ cũng cần đảm bảo tay của mình được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Không để trẻ tiếp xúc với người bệnh và đồ dùng cá nhân của họ.
  • Không cho trẻ dùng chung khăn mặt, nhỏ chung thuốc và dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, kể cả với cha mẹ.
  • Giặt riêng quần áo của trẻ với các thành viên khác trong gia đình. 
  • Đối với trẻ có tiền sử viêm kết mạc dị ứng, vào mùa có nhiều bị hay phấn hóa cha mẹ nên đóng kín cửa để những tác nhân này không bay vào nhà tiếp xúc với mắt trẻ. 

Trên đây là những thông tin về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Phục Nhãn Quang sẽ giúp cha mẹ biết cách xử trí đúng khi bé nhà mình mắc bệnh đau mắt đỏ. 

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác