Bị chắp mắt nên kiêng gì và không ăn gì?

Hiện tượng chắp mắt không quá nguy hiểm tới người bệnh và có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong thời gian điều trị việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp rút ngắn quá trình khỏi bệnh và hạn chế các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu: người bệnh bị chắp mắt kiêng gì và ăn gì để mau khỏi.

Bài viết có tham khảo thông tin tại:

Ảnh hưởng từ chắp mắt tới cơ thể

Tắc nghẽn ở tuyến đầu mi làm sưng phù phần mí mắt, dẫn đến chắp mắt. Mắt người bệnh khi bị chắp cảm thấy bị cộm, ngứa, đau nhức khó chịu. Tầm nhìn bên mắt đó cũng bị hạn chế do cục u nổi lớn che khuất. Đôi khi người bệnh nhìn thấy mờ do chắp mắt sưng quá to. 

bị chắp mắt kiêng gì

Thời gian bị chắp mắt kéo dài khoảng 2 – 8 tuần. Trong khoảng thời gian này người bệnh ngoài việc cảm thấy khó chịu ở mắt thì các hoạt động thường ngày cũng bất tiện hơn. Chắp mắt ảnh hưởng tới ngoại hình, dẫn đến vấn đề tâm lý, ngại giao tiếp. Từ đó người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập và làm việc hằng ngày.

Chữa trị để chắp mắt nhanh khỏi là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Hiện tượng này kéo dài có thể gây nhiễm trùng mi mắt, ảnh hưởng đến da vùng quanh mắt và thị lực sau này. 

=>> Đọc thêm: Chắp mắt là gì? Cách chữa chắp mắt tại nhà hiệu quả

Bị chắp mắt cần tránh ăn gì?

Các nhóm thực phẩm người bị chắp mắt cần tránh, kiêng không ăn là thực phẩm có tính nóng, thực phẩm nhiều đường, đồ tanh, đồ nếp và một số loại thịt.

Thực phẩm có tính nóng

bị chắp mắt kiêng gì

Tiêu thụ các thực phẩm có tính cay, nóng khiến cơ thể sinh nhiệt, nóng trong. Cơ thể cần giải phóng lượng nhiệt lớn, các cơ quan bài tiết hoạt động nhiều hơn làm cho vị trí chắp mắt sưng to hơn. Mắt có thể nổi u lớn hơn, mẩn ngứa và đau nhức hơn. Một số thực phẩm có tính nóng cần tránh ăn là: tỏi, hành, ớt, nhãn, ổi, xoài, vải, đồ nhiều dầu mỡ, tương ớt, thịt chó,….

Thực phẩm nhiều đường

bị chắp mắt kiêng gì

Các chất đường như Fructozo tiềm ẩn nguy cơ gây viêm khối u, khiến chắp mắt sưng đỏ và kéo dài. Một nguyên nhân sâu xa khác là khi lượng đường tiêu thụ tăng dẫn đến đường trong máu tăng. Cơ thể cần tiết ra insulin để cân bằng lại lượng đường này. Trường hợp đường được nạp vào liên tục, insulin duy trì ở ngưỡng cao có thể gây tiểu đường và biến chứng mờ mắt cho bệnh nhân. Vì vậy, những thực phẩm nhiều đường bệnh nhân chắp mắt cần hạn chế sử dụng là: bánh ngọt, đồ uống có gas, kem, thực phẩm nhiều tinh bột,…

Thực phẩm tanh

bị chắp mắt kiêng gì

Thực phẩm tanh như cá, tôm cua, mực, ốc, các loại hải sản,.. dễ gây kích ứng mắt, khiến vị trí chắp mắt sưng tấy, đau nhức kéo dài lâu hơn dự kiến. Người bị chắp mắt cần kiêng những loại thực phẩm này, bao gồm cả thực phẩm chế biến sẵn.

Đồ nếp

bị chắp mắt kiêng gì

Đồ nếp là nguyên nhân khiến các vết sẹo, vết thương, cục u trên cơ thể lành chậm hơn. Người bị chắp mắt sử dụng đồ nếp như xôi, bánh truyền thống,… sẽ lâu khỏi hơn và có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như mưng mủ, sưng to.

Thịt chế biến sẵn và thịt gà, thịt bò

bị chắp mắt kiêng gì

Thịt chế biến sẵn chứa nhiều Neu5Gc, chất này khi đi vào cơ thể kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể. Từ đó viêm, nhiễm tại vị trí chắp mắt lâu khỏi hơn. Một số thực phẩm chế biến sẵn người bệnh cần kiêng là giò, mọc, xúc xích, thịt xông khói, thịt đóng hộp,… 

Các loại thịt khác người chắp mắt cũng nên tránh là thịt gà, thịt bò và các sản phẩm làm từ gà, bò.

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích

bị chắp mắt kiêng gì

Nicotine và các chất độc hại có trong khói thuốc ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, trong đó có các dây thần kinh quanh mắt. Bên cạnh đó rượu bia là một phần nguyên nhân khiến chắp mắt sưng tấy và nổi mẩn đỏ. 

Chế độ dinh dưỡng cho người bị chắp mắt

Ngoài nhóm thực phẩm người bị chắp mắt kiêng cữ, sau đây là những thực phẩm tốt cho cơ thể và thúc đẩy tình trạng chắp mắt mau khỏi hơn.

Thực phẩm có tính mát

bị chắp mắt kiêng gì

Ngược lại với thực phẩm có tính nóng khiến viêm nhiễm chắp mắt nặng hơn thì các thực phẩm có tính mát giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và hạn chế triệu chứng của chắp mắt. Rau củ, trái cây, nước suối, nước ép hoa quả,…. Lượng nước tối thiểu 1 ngày cần uống là 2 lít nước vào mùa hè và 1,5 lít nước trong mùa lạnh.

Thực phẩm giàu vitamin

Vitamin A, C, E, B1,… là những dưỡng chất quan trọng tăng cường sức khỏe đôi mắt. Những thực phẩm chứa các vitamin này duy trì đôi mắt luôn sáng khỏe trong quá trình hồi phục chắp mắt. Đồng thời một số thực phẩm có thêm những chất chống oxy hóa, giúp giảm sưng, viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

bị chắp mắt kiêng gì

Danh sách thực phẩm giàu vitamin người bệnh chắp mắt nên sử dụng:

  • Vitamin A: bí đỏ, cà rốt, đu đủ, cải bó xôi, cà chua,..
  • Vitamin C: ớt chuông, dâu tây, cam, chanh, bưởi, quýt,…
  • Vitamin E: hạnh nhân, bơ, bí, bầu,…
  • Vitamin B1: thịt lợn nạc, nấm, đậu các loại, măng tây,…

Phục Nhãn Quang là một trong những dòng viên uống bổ sung cho mắt đã được FDA Hoa Kỳ kiểm định và Bộ Y tế cấp phép. Sản phẩm cung cấp lượng vitamin A, E, B1,… dồi dào, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mắt. Người bệnh chắp mắt có thể sử dụng Phục Nhãn Quang như một loại thực phẩm bổ sung hằng ngày bên cạnh chế độ ăn khoa học. Cách sử dụng và liều lượng cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ.

Thực phẩm giàu protein

bị chắp mắt kiêng gì

Protein rất có lợi cho người mắc các bệnh về da. Protein giúp tạo các liên kết bền vững dưới lớp mô da, hạn chế tổn thương da và hạn chế triệu chứng của chắp mắt. Một số thực phẩm điển hình chứa nhiều protein là sữa, sữa chua, bông cải xanh, yến mạch, phô mai,…

=>> Đọc thêm:

Những lưu ý với người bệnh chắp mắt

Ngoài việc cần chuẩn bị chế độ ăn phù hợp, người bệnh chắp mắt cần lưu ý một số thói quen trong sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế để tay hoặc vật thể khác chạm lên mắt, đặc biệt là vị trí chắp mắt. Nếu cần tra thuốc mắt, nhớ rửa tay sạch với xà phòng. 
  • Dùng khăn lau mặt từ vải mềm để vệ sinh mắt hằng ngày, phần chắp mắt dùng đầu khăn ẩm chấm lên để lau. 
  • Không dùng kính áp tròng, không trang điểm cho đến khi hết chắp mắt (trừ trường hợp bắt buộc). Nếu sử dụng cần vệ sinh kính áp tròng và dụng cụ lấy kính sạch sẽ.
  • Không tự ý sờ nắn, nặn, chích mủ lẹo mắt, tra thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định từ bác sĩ. 
  • Khi ngủ không nằm nghiêng sang vị trí lẹo mắt để tránh mắt bị chèn ép.
  • Tình trạng chắp mắt kéo dài hơn dự kiến hoặc ngày một nặng hơn, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp. 

Trên đây là tổng hợp từ Phục Nhãn Quang cho chủ đề “người bệnh bị chắp mắt kiêng gì và ăn gì?”. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc về vấn đề dinh dưỡng khi bị chắp mắt. Nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hội chứng này, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được giải đáp.

Liên hệ tư vấn và đặt mua Phục Nhãn Quang chính hãng tại:

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác