Tìm hiểu về lẹo mắt: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Người bị lẹo mắt cảm thấy có cộm ở mắt, quầng mắt sưng đỏ và đau nhức. Lẹo mắt ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt và gây bất tiện trong sinh hoạt. Vậy tình trạng mắt bị lẹo là gì? Bệnh này có lây không và phải phòng ngừa ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu.
Bài viết có tham khảo chuyên môn từ:
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – https://tamanhhospital.vn/leo-mat/
- Bệnh viện Đa Khoa Vinmec
- Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ – https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459349/
Tình trạng lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt, tên khoa học là hordeolum, là tình trạng mắt bị sưng cấp tính phần bờ mi, có thể ở trong hoặc ngoài mí mắt. Mắt lẹo tạo thành cục u hoặc mụn mủ phần rìa mí mắt, sờ vào thấy mềm. Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường thì lẹo mắt khá tương đồng với chắp mắt. Nhìn chung tình trạng này tự khỏi sau 1 – 3 tuần và chia làm 3 loại:
- Đa lẹo mắt: Xuất hiện nhiều đầu lẹo trên một mi, ở một hoặc hai mắt
- Lẹo bên trong mi mắt: Do nhiễm trùng từ tuyến meibomian – có ở mi trên và mi dưới mắt – làm lẹo mọc bên trong mi mắt.
- Lẹo bên ngoài mí mắt: Do nhiễm trùng tuyến Zeis làm lẹo mọc ngoài bờ mi mắt.
Nguyên nhân bị lẹo mắt
Vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn tụ cầu vàng) là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng nang lông mi dẫn đến lẹo. Bên cạnh đó vi khuẩn Staphylococcus cholermidis là nguyên nhân phổ biến thứ hai. Lẹo mắt có thể xuất hiện ở mí trên, mí dưới hoặc cả hai.
- Mụn mắt lẹo ở ngoài mi thường do tắc nghẽn tuyến bã nhờn (Zeis) hoặc tuyến mồ hôi (Moll). Hiện tượng tắc nghẽn xảy ra trên đường mi với các biểu hiện sưng đỏ, đau nhức rồi thành mụn mủ.
- Mụn lẹo mắt tại mí trong do tắc nghẽn tuyến meibomian dẫn đến hình thành mụn mủ.
Bên cạnh nguyên nhân do vi khuẩn, tình trạng mắt lẹo có nguy cơ xảy ra cao hơn nếu:
- Mắt đeo kính áp tròng không được vệ sinh sạch sẽ, bám vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ lấy kính.
- Thói quen dụi mắt từ tay bẩn, ít rửa mặt hoặc rửa mặt chưa sạch.
- Sử dụng trang điểm mắt cũ, bám bụi bẩn hoặc trang điểm bị bẩn khi đưa vào mắt là cầu nối cho vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập.
- Viêm bờ mi hoặc viêm nhiễm trùng tại mí mắt từ trước, gây sưng và nổi mụn mí mắt.
- Viêm da tiết bã, hồng ban, tiểu đường.
Dấu hiệu của lẹo mắt
Quan sát thấy phần mụn mủ tròn màu vàng phát triển tại gốc mi mắt, có xung huyết xung quanh. Mụn dần chai cứng và phù nề, chèn ép và che tầm nhìn của mắt. Sau 1 – 2 ngày người bệnh thấy cộm mắt, chảy nước mắt, đau nhức. Nghiêm trọng hơn có thể bị sốt hoặc ớn lạnh.
Khi bác sĩ kiểm tra kết mạc thấy một vùng nhỏ màu vàng nhô lên mụn lẹo. Dịch mụn lẹo tự vỡ hoặc tự tiêu sau 1 – 3 tuần. Khi mụn vỡ cần vệ sinh sạch sẽ để tránh phát tán vi khuẩn.
=>> Đọc thêm về chắp mắt – tình trạng dễ bị nhầm lẫn với lẹo mụn ở mắt
Bị mụn lẹo ở mắt phải làm sao?
Đa phần trường hợp lên lẹo ở mắt sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Một số phương pháp sau thúc đẩy mắt hết lẹo nhanh hơn:
- Chườm ấm mắt: Sử dụng vải sạch thấm ẩm nước ấm, đắp lên mí mắt trong 5 – 10 phút. Mỗi ngày đắp 3 – 5 lần đều vào mỗi buổi. Chườm ấm làm mềm mô, thông các tuyến dầu dưới da.
- Rửa mặt mỗi ngày và sau khi đi vào môi trường nhiều bụi bẩn.
- Tẩy tế bào chết cho mắt.
- Luôn giữ tay sạch sẽ, không cho tay chạm lên mắt và khu vực nổi mụn lẹo.
- Không nặn mụn lẹo vì khi nặn gây kích ứng hoặc làm biến dạng giác mạc.
- Không trang điểm mặt, trang điểm sát mắt đều khi hết lẹo.
Trường hợp sau tối thiểu 2 tuần không thấy lẹo mắt thuyên giảm, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án chữa trị thích hợp. Tùy vào tình trạng của mắt, có những phương pháp chữa trị như:
- Sử dụng kem, thuốc mỡ bôi lên mắt để bôi trơn, rút ngắn thời gian lẹo. Nếu mụn lẹo gây áp lực cho giác mạc có thể sử dụng steroid tại chỗ.
- Khi nhiễm trùng lan rộng và tiến triển thành viêm mô tế bào cần chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
- Thuốc kháng sinh không hiệu quả sẽ tiến hành tiểu phẫu rạch và dẫn lưu dịch ra.
- Nghiêm trọng hơn cần sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư.
Cách phòng ngừa nguy cơ lên lẹo ở mắt
Lẹo mắt không phải tình trạng bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn, thẩm mỹ và giao tiếp thường ngày. Phòng ngừa mụn gây lẹo ở mắt sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng đầy bất tiện này:
- Luôn giữ mắt được sạch sẽ, tẩy trang mắt sạch trước khi ngủ
- Rửa mắt trước, sau khi ngủ và sau khi tiếp xúc với bụi bẩn
- Không dùng chung đồ trang điểm mắt, thay đồ trang điểm 3 tháng/lần
- Hạn chế đeo kính áp tròng, nếu có đeo phải giữ cho kính sạch sẽ
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị lẹo mắt
- Nếu cảm thấy cộm hoặc mọc mụn ở mí mắt cần đến thăm khám bác sĩ ngay
Chế độ dinh dưỡng cho người bị lẹo mắt
Người bị lẹo ở mắt cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt như:
- Vitamin A: có trong cà rốt, rau ngót, bí đỏ, ớt chuông, gan, dầu cá,…
- Vitamin C: Cam, chanh, quýt, dâu, đu đủ,…
- Vitamin E: cà chua, bơ, hạt bí, hạnh nhân,….
Bổ sung thêm các thực phẩm làm mát cơ thể như dưa hấu, khổ qua, hạt sen, đậu xanh,….
Ngược lại, người nổi lẹo mắt cần tránh các thực phẩm có tính cay nóng để hạn chế viêm sưng thêm. Các loại thực phẩm cần hạn chế là xoài, nhãn, ổi, mận, thực phẩm cay nóng, hành, hải sản,… Ngoài ra cần hạn chế đồ uống có gas, thực phẩm nhiều đường, nhiều muối.
Người bệnh nên tích cực bổ sung thêm các dưỡng chất khác tốt cho mắt như Zeaxanthin, Lutein, DHA,… để cải thiện tầm nhìn của mắt. Phục Nhãn Quang là thực phẩm chức năng phù hợp để cải thiện sức khỏe đôi mắt người bị lẹo. Viên uống bổ mắt đến từ MediUSA này đã được FDA Hoa Kỳ phê chuẩn và được cấp phép bởi Bộ Y tế. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Phục Nhãn Quang và cân nhắc sử dụng.
Một số câu hỏi thường gặp về lẹo mắt
Lẹo mắt có lây không?
Mụn lẹo không lây nên không cần có biện pháp hạn chế tiếp xúc, giao tiếp với người bị lẹo. Tuy nhiên không nên tiếp xúc với dịch tiết ra từ mụn lẹo.
Mắt lên lẹo khi nào cần gặp bác sĩ?
Hiện tượng mắt lên lẹo sẽ thuyên giảm và khỏi sau 1 – 3 tuần với các phương pháp tự điều trị tại nhà. Sau thời gian đó mụn lẹo vẫn không thay đổi hoặc nặng hơn thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ khoa Mắt.
Lẹo mắt có ảnh hưởng đến thị lực không?
Mụn lẹo ở mắt gây sưng mí mắt, nổi cộm và cản trở tầm nhìn. Tuy nhiên lẹo mắt không làm suy giảm thị lực như cận thị hay loạn thị.
Nhìn chung lẹo mắt là vấn đề không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mắt. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc tốt có thể dẫn đến biến chứng mắt, ảnh hưởng thị lực. Giữ vệ sinh sạch sẽ, bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt và thăm khám bác sĩ là những việc nên làm khi thấy mắt lên lẹo.