Lẹo mắt bao lâu thì khỏi và có tự khỏi không?
Lẹo mắt không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt bệnh nhân và khả năng quan sát, giao tiếp thường ngày. Nhiều người thắc mắc rằng liệu với các biện pháp điều trị thông thường thì bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi và tình trạng này có tự hết hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về thời gian hết lẹo mắt qua bài viết dưới đây.
Bài viết có tham khảo thông tin từ:
- Bệnh viện đa khoa Medlatec – https://medlatec.vn/tin-tuc/leo-mat-co-tu-khoi-khong–cach-phong-tranh-s100-n32866
- Phòng khám Cleveland – https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17658-stye
- Johns Hopkins Medicine – https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/hordeolum-stye
Tìm hiểu tổng quan về lẹo mắt
Lẹo mắt là tình trạng viêm nhiễm mi trên, mi dưới mắt gây sưng mụn mủ, phù nề và làm bờ mi đau nhức. Tình trạng mắt lẹo ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhìn của bệnh nhân tác động xấu tới sinh hoạt thường ngày.
Lẹo mắt là sự xâm nhập của tụ cầu khuẩn, vi khuẩn vào tuyến chân lông mi, cụ thể là vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và các vi khuẩn khác. Ngoài ra có thể do bệnh nhân bị viêm bờ mi trước đó.
Những thói quen xấu hằng ngày cũng làm nguy cơ mắt nổi mụn lẹo tăng cao:
- Người có tiền sử viêm sưng mí mắt do bệnh hoặc do trầy xước, tác động ngoại lực
- Người không tẩy trang, tẩy trang không sạch trước khi ngủ
- Kính áp tròng đeo bị bẩn
- Dùng mỹ phẩm mắt kém chất lượng
- Cho tay dụi mắt thường xuyên mà không vệ sinh trước
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng, sử dụng rượu bia và chất kích thích
- Người bị viêm da, đái tháo đường, nồng độ cholesterol tăng cao
Về triệu chứng của lẹo mắt, người bệnh có thể gặp các hiện tượng sau:
- Có vết sưng đỏ dọc mí mắt, xuất hiện mụn vàng
- Cảm thấy cộm mắt, mắt bị che một phần
- Nhạy cảm trước ánh sáng mạnh
- Chảy nước mắt bất thường hoặc ghèn ở dọc mí mắt
- Có nốt sần cứng ở mi mắt, không đau
Chúng tôi đã có bài viết tổng hợp về tình trạng mắt lên lẹo, bạn có thể xem tại: Tìm hiểu về lẹo mắt: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Bệnh lẹo mắt có tự khỏi không?
Triệu chứng của lẹo mắt khá dễ nhận biết, tức là nếu quan sát thường xuyên bạn sẽ biết khi nào bệnh xuất hiện và thời điểm kết thúc. Nhưng còn vấn đề nữa đó là bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Tâm lý người bệnh rất mong hết bệnh sớm để cơ thể trở lại bình thường nên nếu bạn không biết rõ khoảng thời gian này, bạn sẽ cảm thấy bất an hơn về tình trạng mắt lên lẹo.
Theo các bác sĩ từ bệnh viện Medlatec, tình trạng lẹo mắt sẽ tự hết sau 1 – 2 tuần từ thời điểm khởi phát. Người bệnh chỉ cần thực hiện một số lưu ý thường ngày mà không cần y khoa can thiệp. Bên cạnh đó, mụn mủ ở mi mắt lẹo sẽ vỡ ra sau 4 – 7 ngày và tiêu dần.
Nên làm gì để nhanh khỏi lẹo mắt?
Để mụn lẹo mắt khỏi nhanh hơn và tránh để lại sẹo, người bệnh cần học cách chăm sóc mắt đúng tại nhà. Quan trọng nhất là người bệnh cần vệ sinh mắt và vùng quanh mắt sạch sẽ bằng nước muối. Mỗi ngày vùng da mắt cần được chườm ấm 3 – 4 lần, kéo dài 10 – 15 phút mỗi lần để máu lưu thông tốt hơn, thông tuyến dầu dưới da.
Đảm bảo mắt được nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế cho mắt tiếp xúc với ánh sáng từ thiết bị điện tử, ánh sáng mạnh. Người bệnh tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt, hay nặn mụn mủ ở mi mắt. Hạn chế sử dụng kính áp tròng và nếu sử dụng, bạn hãy đảm bảo vệ sinh cho kính.
Về chế độ dinh dưỡng cho người lẹo mắt, trước tiên hãy hạn chế ăn tỏi, hành, hải sản, đồ chua, đồ cay nóng, đồ uống có gas, nhiều đường, chứa chất kích thích. Tích cực bổ sung thực phẩm làm mát cơ thể. Quan trọng nhất người bệnh cần bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt như Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Omega-3.
Phục Nhãn Quang là viên uống bổ mắt an toàn với người bị lẹo mắt. Sản phẩm này chứa các dưỡng chất bổ sung cho sức khỏe mắt như Zeaxanthin, Lutein, DHA, Vitamin A, Kẽm Gluconate, Vitamin E, Vitamin B1,…. Sản phẩm hiện đang phân phối chính hãng tại website Phục Nhãn Quang hoặc các nhà thuốc trên toàn quốc. Người gặp vấn đề về thị giác sử dụng Phục Nhãn Quang 4 viên mỗi ngày hỗ trợ tăng cường sức khỏe đôi mắt, hạn chế tác hại do bệnh lẹo mắt gây ra.
Tham khảo Phục Nhãn Quang và các dòng viên uống cho mắt khác tại: TOP 16 loại thuốc bổ mắt tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng
Khi nào bị lẹo mắt cần gặp bác sĩ?
Sau thời gian chăm sóc tại nhà 1 – 2 tuần không thấy lẹo mắt tiêu dần, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để thăm khám. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này đang nghiêm trọng hơn là chảy máu vùng mọc lẹo, tầm nhìn ngày càng bị hạn chế, xuất hiện mẩn đỏ lan sang các vùng khác trên khuôn mặt.
Cụ thể khi gặp các triệu chứng như sau, người bệnh nên đến bác sĩ thăm khám lẹo mắt:
- Mí mắt sưng to hơn, khó mở mắt hoặc phải nhắm mắt thường xuyên
- Mắt đau và cộm hơn, có cảm giác nóng ở mi mắt
- Xuất hiện mụn nước ở mi mắt và vỡ
- Vết lẹo mắt bị chảy mủ, phồng rộp
- Người mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt cao
- Lẹo mắt khỏi rồi tái phát
Phòng ngừa tái phát mụn lẹo mắt
Lẹo mắt rất dễ tái phát nếu bạn vẫn giữ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học khiến mắt từng lên lẹo. Bạn cần lưu ý những điều sau để tránh bệnh tái phát:
- Vệ sinh mặt và da quanh mắt trước và sau khi ngủ, sau khi tiếp xúc với không khí độc hại
- Tẩy sạch lớp trang điểm quanh mắt trước khi đi ngủ
- Không dùng chung khăn mặt và đồ trang điểm với người khác
- Định kỳ thay mới dụng cụ trang điểm 3 tháng/lần
- Rửa tay trước khi đeo hoặc sau khi lấy kính áp tròng
- Vệ sinh kính áp tròng trước và sau khi đeo với dung dịch chuyên dụng
- Đeo kính bảo vệ trước bụi bẩn và khí độc hại
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp giúp bạn thời gian khỏi lẹo mắt trung bình khoảng 1 – 2 tuần tùy cơ địa và tình trạng lẹo mắt. Đa số mụn lẹo tự khỏi, nhưng nếu để quá lâu bạn nên thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp.