10 bệnh về mắt thường gặp và triệu chứng đi kèm

Thời đại công nghệ số phát triển nhanh chóng kéo theo việc mắt thường xuyên phải làm việc, đối mặt với nhiều rủi ro. Các thiết bị điện tử, hóa chất, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn,… là các tác nhân hàng đầu gây ra các bệnh về mắt. Cùng Phục Nhãn Quang đi tìm hiểu những căn bệnh phổ biến nhất ở mắt hiện nay để biết được cách phòng tránh và điều trị bệnh.

Bài viết có tham khảo thông tin từ MSD Manual – Cẩm nang y khoa hàng đầu thế giới.

1. Hiện tượng dị ứng mắt

dị ứng mắt

Dị ứng mắt là hiện tượng phổ biến nhất ở mắt, do nhiều nguyên nhân và diễn ra trong thời gian ngắn. Mắt bị dị ứng khi tiếp xúc không khí bụi, vi khuẩn, virus, phấn hoa, lông động vật, thực phẩm, nguồn nước,.. Triệu chứng phổ biến là mắt ửng đỏ, ngứa râm ran, khó chịu. Dị ứng mắt thường hết sau khoảng vài giờ hoặc vài ngày, khi tránh xa các tác nhân dị ứng.

2. Các tật khúc xạ

Các tật khúc xạ mắt bao gồm cận thị, viễn thị, lão thị và loạn thị. Đây là nhóm các bệnh về mắt phổ biến nhất hiện nay. Đa phần người bệnh đeo kính để điều chỉnh thị lực. Nguyên nhân chung gây ra tật khúc xạ là tia sáng đi vào mắt nhưng không hội tụ tại võng mạc, có thể là trước hoặc sau. Độ dài nhãn cầu thay đổi, hình dạng giác mạc thay đổi, lão hóa tự nhiên là những nguyên nhân chính dẫn đến các tật khúc xạ. 

dấu hiệu của loạn thị

Phòng ngừa các tật khúc xạ bằng cách bảo vệ mắt hằng ngày, giữa thói quen sinh hoạt lành mạnh tránh gây hại tới mắt, bố trí khoảng thời gian mắt nghỉ ngơi thường xuyên, bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt. 

=>> Đọc thêm: Cận thị là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

3. Hội chứng viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Đau mắt đỏ là bệnh về mắt phổ biến, bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Người mắc bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus trong môi trường hoặc dị ứng với bụi, phấn hoa, lông động vật,… Biểu hiện điển hình của đau mắt đỏ là sưng đỏ vùng mắt, đỏ tia máu mắt, đỏ ửng lòng trong mắt, mắt tiết nhiều ghèn, ngứa, cộm kèm theo hiện tượng sốt nhẹ, đau họng, cơ thể mệt mỏi,..

đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là căn bệnh dị ứng, sẽ khỏi sau khi loại bỏ các tác nhân dị ứng và vệ sinh mắt sạch sẽ. Bên cạnh đó cần tránh thói quen đưa tay lên mắt, vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với mắt, giữ cho môi trường sinh hoạt đảm bảo vệ sinh.

4. Chắp mắt, lẹo mắt

mẹo chữa chắp mắt

Chắp mắt và lẹo mắt là 2 hiện tượng mắt bị sưng phổ biến và dễ nhầm với nhau. Chắp mắt xảy ra khi mí mắt xuất hiện nốt sưng đỏ do tắc tuyến dầu ở mắt. Lẹo mắt hình thành do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nhiễm trùng nang lông mi. Cac trường hợp lẹo mắt, chắp mắt thường sưng nhẹ, nổi cục mụn, ngứa ran, nóng đỏ. Các triệu chứng thuyên giảm sau 1- 2 tuần. Nhìn chung cả 2 bệnh về mắt này không nguy hiểm nhưng không biết cách chăm sóc có thể gây viêm loét, dẫn đến các bệnh lý khác.

=>> Đọc thêm: Tìm hiểu về lẹo mắt: Triệu chứng và cách phòng ngừa

5. Viêm mi mắt

Viêm mi mắt hay viêm bờ mi mắt kèm theo ngứa, bỏng rát và đỏ ửng bờ mi. Căn bệnh về mắt này có 2 dạng cấp tính và mạn tính.

Viêm mi mắt

Viêm bờ mi cấp do nhiễm khuẩn hoặc dính virus xâm nhập. Trường hợp không kèm chảy máu là do phản ứng dị ứng trong một khu vực của mắt. Triệu chứng của viêm bờ mi cấp:

  • Ngứa và viêm dữ dội
  • Cọ xát bờ mi mắt hoặc nhạy cảm khi tiếp xúc

Viêm bờ mi mạn tính thường không rõ nguyên nhân. Triệu chứng là phát mụn trứng cá đỏ, chắp mắt, lẹo mắt, viêm da tăng tiết bã nhờn, viêm kết giác mạc khô, cảm giác có dị vật ở mắt, nhìn lâu bị mờ.

6. Viêm loét giác mạc

Viêm loét giác mạc là bệnh nhiễm trùng mắt dẫn đến vết loét hở trên giác mạc. Triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Đỏ mắt, đau mắt, cộm mắt, nhạy cảm với ánh sáng mạnh, tăng tiết nước mắt
  • Xuất hiện đốm mờ hoặc trắng xám trên giác mạc. Vết loét có thể lan toàn bộ giác mạc và ăn sâu.
  • Mủ tích tụ sau giác mạc, đôi khi thành một lớp trắng ở đáy giác mạc
  • Đỏ ngầu kết mạc

Viêm loét giác mạc

Biến chứng trong trường hợp bệnh về mắt này tiến triển nặng là sẹo đục làm suy giảm thị lực, nhiễm trùng sâu, thủng giác mạc, di lệch mống mắt.

Nguyên nhân dẫn đến giác mạc bị viêm loét:

  • Mắt nhiễm vi khuẩn, virus độc hại, nấm, ký sinh trùng
  • Chấn thương giác mạc, khô mắt nghiêm trọng, trầy xước giác mạc, vật lạ xâm nhập mắt và đọng lại, ví dụ như kính áp tròng
  • Thiếu hụt vitamin A và protein
  • Kích ứng giác mạc do mí mắt khép lại không đúng cách
  • Lông mi mọc cong đâm vào mắt
  • Nguyên nhân bệnh lý sâu xa như đái tháo đường

7. Bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô. Bệnh này khiến thủy tinh thể bị mờ, làm ánh sáng khó đi qua, không hội tụ tại võng mạc. Nguyên nhân bệnh gồm: yếu tố di truyền, lão hóa tự nhiên, chấn thương mắt, bệnh về mắt tái đi tái lại, sử dụng thuốc ảnh hưởng đến mắt, mắt tiếp xúc với tia tử ngoại,… Ngoài ra còn những yếu tố gián tiếp như chế độ dinh dưỡng kém, dùng chất kích thích hoặc môi trường nhiều khói bụi.

đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể có thể được phân biệt qua các triệu chứng sau:

  • Mắt nhìn mờ, giảm thị lực, mỏi mắt khi nhìn tập trung vào vật thể
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng, dễ lóa mắt, nhìn ngoài sáng khó hơn trong bóng râm
  • Nhìn một vật thành nhiều vật
  • Cảm giác có màn sương che trước mắt

8. Chứng tăng nhãn áp

Theo MSD Manual, tăng nhãn áp hay Glaucomas là nguyên nhân gây mù thứ 2 trên toàn cầu. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi và rủi ro gấp 6 lần thông thường với người trên 60 tuổi. Triệu chứng chung là tổn thương dây thần kinh thị giác, xuất hiện đĩa thị bất thường và một số loại khuyết thị trường. Đặc biệt bệnh này có thể xuất hiện đột ngột không kèm triệu chứng.

Chứng tăng nhãn áp

Tổn hại sợi trục tế bào hạch võng mạc dẫn tới teo thị thần kinh và dần gây mất thị lực. Nguyên nhân do tăng áp lực nội nhãn (IOP), dẫn đến chèn ép trực tiếp dây thần kinh, giảm lưu lượng máu. Có khoảng 1 – 2% số người có IOP > 21 mmHg tiến triển thành chứng tăng nhãn áp. Ngoài ra có khoảng 1/3 số bệnh nhân tăng nhãn áp nhưng IOP < 21mmHg. 

Nghi ngờ xuất hiện bệnh tăng nhãn áp nếu bạn cảm thấy có bất kì triệu chứng nào sau đây:

  • Đầu thị thần kinh trên soi đáy mắt có bất thường
  • Tăng nhãn áp
  • Khuyết thị trường điển hình
  • Tiền sử gia đình

9. Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng (AMD) hay thoái hóa hoàng điểm là nguyên nhân suy giảm thị lực hàng đầu trên thế giới. 50% trường hợp khiếm thị là do thoái hóa điểm vàng. Bệnh về mắt này liên quan nhiều đến tuổi tác, tuy không gây mù hoàn toàn nhưng làm suy yếu nghiêm trong khả năng đọc, lái xe, nhìn xa, nhận diện màu sắc. Độ tuổi hay mắc thoái hóa điểm vàng là từ 50 tuổi, không phân biệt nam, nữ.

Thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng gần như không có triệu chứng ban đầu và thường được phát hiện khi bệnh có tiến triển nặng. Bệnh chia làm 2 dạng là AMD thể khô và AMD thể ướt:

  • AMD khô: làm biến đổi sắc tố võng mạc, xuất hiện vùng chấm đen quan sát được, có thêm vùng teo hắc võng mạc ở các trường hợp tiến triển.
  • AMD ướt: phát triển các mạch máu bất thường mới ở dưới võng mạc (tân mạch máu màng đệm), làm một vùng của hoàng điểm gồ cao hoặc bong biểu mô sắc tố khu trú (theo MSD Manual) và có thể gây sẹo.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa điểm vàng:

  • Tuổi cao
  • Di truyền, tiền sử gia đình
  • Hút thuốc
  • Béo phì, bệnh tim mạch
  • Tăng huyết áp
  • Tiếp xúc ánh nắng
  • Ăn kiêng thiếu omega-3 và rau xanh đậm

10. Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào còn gọi là viêm mống mắt, thể mi, hắc mạc. Bệnh này gây viêm bên trong mắt, làm mắt sưng đỏ. Bệnh tiến triển rất nhanh và kèm theo nguy cơ phá hủy mắt, gây mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng của viêm màng bồ đào gồm suy giảm thị lực, đau mắt, nhìn nắng bị chói mạnh, mắt sưng đỏ, sợ ánh sáng, sợ ruồi bay. 

viêm màng bồ đào

Theo MSD Manual, về mặt giải phẫu viêm màng bồ đào được phân thành 4 dạng:

  • Viêm màng bồ đào trước: khu trú ở tiền phòng, bao gồm viêm mống mắt và viêm mống mắt thể mi.
  • Viêm màng bồ đào trung gian: khu trú vào khoang thể thủy tinh và/hoặc phân tích bằng phẳng (là một phần của thể mi kéo dài ra sau, phía ngoài điểm nối mống mắt và màng cứng).
  • Viêm màng bồ đào sau: viêm võng mạc, viêm hắc mạc, viêm gai thị.
  • Viêm màng bồ đào lan tỏa: gồm viêm màng bồ đào trước, trung gian và sau kết hợp.

Viêm màng bồ đào thường gặp ở người bị suy yếu miễn dịch như mắc AIDS, viêm loét dạ dày, viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân của căn bệnh về mắt này là:

  • Vô căn (rất phổ biến)
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh lao, viêm phổi
  • Sarcoidosis
  • Nhiễm trùng virus HSV, VZV, CMV
  • Giang mai
  • Một vài bệnh lý khác

Trên đây là tổng hợp 10 bệnh về mắt thường gặp hiện nay và tổng quan về nguyên nhân, triệu chứng tương ứng. Kiến thức trên sẽ giúp bạn nhận diện hiện tượng xấu ở mắt nhanh chóng hơn, kịp thời có các giải pháp chữa trị.

Sử dụng Phục Nhãn Quang giúp tăng cường các dưỡng chất như Lutein, Zeaxanthin, Omega-3, DHA, kẽm, vitamin A, C, E, B1,… nuôi dưỡng mắt sáng khỏe. Sản phẩm đạt chuẩn chất lượng FDA Hoa Kỳ và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. 

vitamin tăng cường thị lực

Phục Nhãn Quang có công dụng đẩy lùi các tình trạng dị ứng mắt, khô mắt, mỏi mắt, tăng khả năng miễn dịch cơ thể. Sản phẩm giúp cải thiện chứng mờ mắt và hỗ trợ phòng ngừa các tật khúc xạ. Sản phẩm dành cho những người cần chăm sóc sức khỏe mắt thường xuyên, nhu cầu tăng cường thị lực và phòng ngừa các bệnh về mắt.

Phục Nhãn Quang chính hãng đang có giá 390.000 VNĐ/hộp tại website https://phucnhanquang.com/ . Bạn có thể đặt hàng trực tuyến hoặc gọi tới số hotline 096 491 64 28 để được tư vấn đặt hàng.

Đánh giá

Liên hệ với chúng tôi qua

Bài viết khác